Windows 11 là gì?
Windows 11 là phiên bản hệ điều hành Windows mới nhất được ra mắt năm 2021. Dù có sự thay đổi về thiết kế, thậm chí còn có khả năng chạy các ứng dụng Android giả lập nhưng không phải thiết bị nào cũng có thể cài đặt Windows 11 được. Đáng tiếc, Windows 11 sẽ không được hỗ trợ chính thức cho bất kì chiếc máy Mac Intel nào.
Hệ điều hành mới này cũng mang một số thiết kế của Windows 10X nhằm tăng khả năng cạnh tranh với hệ điều hành Chrome OS nhưng vẫn có nhiều thay đổi độc đáo, điển hình như menu Start mới, các biểu tượng hệ thống mới, nâng cấp bàn phím ảo, cải thiện tính năng nhập liệu bằng giọng nói, giao diện Microsoft Store mới,..
Các tính năng mới trên Windows 11
Windows 11 nhìn qua khá tương đồng với Windows 10, các biểu tượng đầy màu sắc, các góc bo tròn và các hình ảnh động, nó được dự đoán là một phần của bản cập nhật Window 21H2 (Sun Valley) mà hãng đã từng cập nhật trước đây.
Windows 11 đã thay thế các icon 3D trên Windows 10 bằng ký tự hình vuông "Tian", giống với logo của máy tính Suface.
Chưa hết, nó còn đại trùng tu màu sắc, đồ họa và trình trợ giúp cài đặt mới. Hình nền được thay đổi thành kiểu đơn giản, màu sắc nhã nhặn hài hoà vô cùng sang trọng và hút mắt.
Ngoại trừ việc giữ nguyên giao diện File Explorer, thì những icon folder như Desktop, Download, Document, Music… đều được đổi mới theo phong cách Fluent Design, sử dụng nhiều màu sắc đậm và mạnh mẽ tạo điểm nhấn và “ngăn nắp” hơn.
Điều thay đổi dễ thấy nhất mà ta sẽ để ý đầu tiên có lẽ là thanh Start Menu mới. Không còn là những ô vuông LiveTile, nó sẽ là sự xuất hiện của các icon độc đáo giúp bạn có thể truy cập nhanh.
Thanh Start Menu nhìn chung cũng khá quen thuộc tương tự như trên điện thoại, có thể thấy đây là bước tiếp cận giới trẻ thành công.
- Các tab được bo tròn ở góc
Nếu như trước đây bạn đã quen mắt mới kiểu vuông góc của tab thư mục thì đây là điểm thay đổi khá thú vị, nó đã bo cong mềm mại tương tự như MacOS, cảm giác dễ chịu hơn.
Ứng dụng Xbox mới tại Windows 11 cho phép người dùng truy cập vào các trò chơi Xbox Game Pass, mạng xã hội giải trí trên Xbox và cửa hàng Xbox hay cá nhân hoá máy tính siêu nhanh.
Thêm một thay đổi mới nữa trên Windows 11 này là thanh taskbar được đưa ra giữa. Nếu bạn đã quen sử dụng kiểu taskbar nằm trong góc thì vẫn có thể thay đổi vị trí từ chính giữa sang bên trái của màn hình bằng cách sử dụng các tùy chọn taskbar của Windows 11.
Khi sử dụng tính năng Snap, chỉ cần lướt con trỏ đến vị trí phóng to cửa sổ thì nó sẽ gợi ý một số bố cục có sẵn, bạn không cần thu nhỏ tab đang mở sắp xếp thủ công nữa.
Xuất hiện thêm tính năng Workgroup gom những ứng dụng người dùng đang sử dụng cho một công việc cụ thể lại với nhau rồi đặt bên dưới taskbar.
Sử dụng tổ hợp phím Windows + Ctrl + D để mở hàng loạt các màn hình desktop ảo, trên Windows 11 sẽ tự ghi nhớ vị trí của chúng, kích thước cửa sổ và bạn cũng có thể tuỳ ý đặt tên cũng như đặt hình nền riêng biệt cho từng desktop.
Có quá nhiều đổi mới trên Windows 11 mới này, vậy có nên nâng cấp nó cho MacBook không?
Hệ điều hành Windows được biết đến như việc chạy trên nhiều máy khác nhau, tuy nhiên năm nay Microsoft đã có sự yêu cầu phần cứng để chạy Windows 11. Nền tảng mới khi khả dụng sẽ yêu cầu bộ xử lý 64 bit 1 GHz hoặc nhanh hơn, ít nhất là RAM 4 GB và bộ nhớ trong 64 GB, card đồ họa tương thích DirectX 12 và hỗ trợ TPM 2.0 cho MacBook.
TPM 2.0 là gì?
Trusted Platform Module hay còn được biết với tên gọi TPM, là một con chip được tích hợp vào bảng logic hoặc firmware của máy tính,đảm bảo tính trọn vẹn bảo mật của hệ điều hành, tương tự như việc Secure Enclave thực hiện trên máy Mac.
Vấn đề là không phải mọi máy tính đều có TPM 2.0 kể từ khi nó được giới thiệu vào năm 2014. Khi nói đến một máy tính để bàn được xây dựng cấu hình tùy chọn, khả năng cao là nó không có chip TPM. Trong một tài liệu khác, Microsoft cung cấp danh sách mọi bộ xử lý có thể chạy Windows 11 và hầu hết chúng đều được giới thiệu sau năm 2017.
Ngay cả khi bạn có máy Mac với các thế hệ bộ vi xử lý Intel gần đây nhất, bạn có thể sẽ không thể chạy Windows 11 trên đó, ít nhất là không chính thức.
Trên lý thuyết, Apple có thể cập nhật firmware cho các thiết bị của mình để hỗ trợ TPM 2.0 bằng vi xử lý, nhưng mặt khác thì Apple lại đang dần ngừng cung cấp các máy Mac của Intel, thậm chí có cả Mac M1 mới, do nó nó sẽ không tương thích với bất kì phiên bản Windows nào.
Một số máy Mac có hỗ trợ TPM 2.0 trong bộ xử lý nhưng những bo mạch chủ lại không tương thích với Windows 11. Điều này sẽ khiến những thiết bị Macbook khó có thể nâng cấp lên phiên bản hệ điều hành này.
Thời điểm hiện tại Microsoft không có hỗ trợ chính thức nào để Macook có thể nâng cấp được Windows 11, tuy nhiên sẽ có một số dòng máy cũ vẫn được hỗ trợ TPM 2.0 và có thể cài đặt:
- MacBook (Retina, 12-inch, 2017)
- MacBook Air (13-inch, 2017)
- MacBook Pro (15-inch, 2016)
- MacBook Pro (13-inch, 2016, bốn cổng Thunderbolt 3)
- MacBook Pro (13-inch, 2016, hai cổng Thunderbolt 3)
- Mac mini (2018)
- iMac Pro (2017)
- iMac (Retina 5K, 27-inch, 2017)
- iMac (Retina 4K, 21,5 inch, 2017)
- iMac (21,5 inch, 2017)
- Mac Pro (2019)
Windows 11 cải tiến gần như toàn bộ giao diện, màu sắc và bổ sung thêm các tính năng sắp xếp tiện ích, tối ưu nhất cho người dùng công nghệ hiện nay. Dù vẫn có một số hạn chế nhất định về yêu cầu RAM và dòng máy, nhưng nó vẫn được giải quyết thật dễ dàng! Trước khi cài đặt nâng cấp cho máy MacBook, hãy đảm bảo rằng thiết bị của bạn tương thích với Windows 11 cùng 1 số yêu cầu trên nhé!
Xem thêm: