Tương tự như việc dùng google để "chẩn đoán bệnh", có những lời khuyên sai lầm về giấc ngủ khiến bạn bất phân đúng sai, né ngay còn kịp!
Theo Tiến sĩ Keisha Sullivan, bác sĩ chuyên khoa nắn xương và y học gia đình cho biết, nguyên nhân của việc không ngủ được đến từ các vấn đề như: đau bệnh mãn tính, sử dụng nicotin, thay đổi nội tiết tố, mang thai hay mãn kinh, dùng thuốc, ngưng thở khi ngủ hoặc có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Hầu hết mọi người khi bị mất ngủ đều tìm đến lời khuyên từ Internet. Nhưng thực tế có rất nhiều lời khuyên sai lầm làm trầm trọng hơn vấn đề của bạn, thậm chí là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế hãy tổng hợp thông tin một cách thông minh và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ là để tìm ra đáp án đúng cho chứng mất ngủ của bạn.
Những lời khuyên về giấc ngủ tồi tệ phản y khoa
Tránh nằm sấp và thay vào đó hãy ngủ nghiêng
TikToker Jayde Carroll đã nhận được hơn 350.000 lượt xem trên TikTok và anh ấy khuyến khích người xem ngừng nằm sấp khi ngủ vì "các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là tư thế ngủ tồi tệ nhất." Nhưng nghiên cứu nào thì Carroll không nói chi tiết.
Sự thật là gi? Tư thế ngủ được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân của mình là ngủ nghiêng và lựa chọn tốt thứ hai là nằm sấp. Nằm ngửa khi ngủ mới thực sự là tư thế ngủ tồi tệ nhất. Bác sĩ Sullivan giải thích: Lúc bạn nằm ngửa khi ngủ, lưỡi và hàm của bạn có thể tụt ra sau, chèn ép đường thở và gây khó thở khi ngủ. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Sử dụng điện thoại 1 giờ trước khi đi ngủ
Đây là lời khuyên hoàn toàn sai lầm. Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ điện thoại thông minh, máy tính bảng và các màn hình khác, trước khi đi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và ngăn chặn quá trình sản xuất melatonin. Melatonin là là một loại hormone mà bộ não của chúng ta tiết ra khi trời tối giúp bạn muốn đi ngủ.
Vì thế, dùng smartphone 1 giờ trước khi đi ngủ sẽ khiến chứng mất ngủ của bạn càng trầm trọng hơn bao giờ hết. Kiểu gì bạn cũng sẽ lướt web đến rạng sáng thay vì chịu buông điện thoại xuống để đi ngủ sớm.
Việc báo thức nhiều lần không có hại
Việc báo thức lại lặp đi lặp lại có nghĩa là bạn đang có một giấc ngủ kém chất lượng và có thể dẫn đến những vấn đề về nhận thức. Vì thế hãy ngừng ngủ nướng quá nhiều và đặt báo thức muộn nhất có thể và để bản thân ngủ đủ.
Tiến sĩ Kristen Casey là một nhà tâm lý học lâm sàng, chuyên về Liệu pháp Hành vi Nhận thức cho Chứng mất ngủ (CBT-I). Ông cho biết thêm rằng việc thức dậy mơ màng rồi ngủ lại khiến cơ thể bạn bối rối.
Bằng cách lặp báo thức nhiều lần, bạn đang chống lại đồng hồ sinh học của chính mình vì cơ thể bạn không biết liệu bạn có đang quay lại chu kỳ ngủ đầy đủ hay có điều gì khác lạ đang xảy ra hay không.
Bạn có thể ngủ bù?
Câu trả lời là không. "Giấc ngủ không phải cây đũa thần để bạn đảo ngược những gì đã tổn thương." - theo Tiến sĩ Jade Wu là nhà tâm lý học, nhà nghiên cứu về thuốc ngủ và hành vi được Hội đồng quản trị chứng nhận tại Trường Y Đại học Duke.
Thỉnh thoảng bị gián đoạn lịch trình như đi du lịch hoặc giao lưu xã hội có thể khiến bạn mất ngủ vài đêm. Để phục hồi, bạn có thể chợp mắt hoặc ngủ thêm vào những đêm tiếp theo để "bắt kịp", nhưng sự thật là nó không hiệu quả.
Đây là chứng nợ ngủ. Nếu bạn luôn cần những ngày cuối tuần để ngủ bù thì cơ thể không thể tái tạo các nguồn lực cần thiết trong giấc ngủ hàng đêm của bạn. Điều này có thể dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài đối với cơ thể mà bạn không bao giờ phục hồi được. "Chìa khóa" là hãy có giấc ngủ ngắn kể cả những ngày bạn bận rộn nhất.
Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ?
- Ăn thực phẩm giàu chất đạm.
- Tắm nước nóng và thư giãn.
- Mang vớ khi đi ngủ.
- Tạo môi trường lý tưởng để thư giãn và ngủ.
- Viết nhật ký trước khi đi ngủ.
- Tập các bài điều hòa hơi thở để dễ ngủ.
- Ngừng sử dụng smartphone 1-2 giờ trước khi ngủ.
Minh Tuấn Mobile hi vọng bạn sẽ có một giấc ngủ ngon mỗi buổi tối và lối sống lành mạnh hơn!
giấc ngủ Internet