Việc cài Windows trên máy tính Mac có hỗ trợ TPM 2.0 thông qua công cụ Boot Camp Assistant tương đối phổ biến và đơn giản. Minh Tuấn hướng dẫn bạn cài đặt và trải nghiệm Windows 11 trên máy MacBook và các lưu ý khi cài đặt bạn cần biết.
Microsoft đã chính thức cho ra mắt hệ điều hành Windows 11 mới, tuy nhiên lần này Microsoft đặt ra nhiều yêu cầu khắc khe hơn, MacBook cần hỗ trợ TPM 2.0 và một bo mạch chủ tương thích để cài đặt, vì thế mà một số đời máy không thể cài đặt được.
Một số máy Mac có hỗ trợ TPM 2.0 nhưng các bo mạch chủ lại thì lại không tương thích với Windows 11, vì thế mà sẽ cản trở quá tình nâng cấp.
Yêu cầu hệ thống tối thiểu trên MacBook khi cài đặt Windows 11
Trước tiên, bạn hãy đảm bảo thiết bị của mình đáp ứng các yêu cầu phần cứng sau:
- Một "bộ xử lý 64-bit hiện đại", theo Microsoft
- Vi xử lý tốc độ 1Ghz, lõi kép
- Bộ nhớ 64GB
- RAM 4GB
- UEFI, khả năng Secure Book & TPM 2.0
- Màn hình 9 inch với độ phân giải 1366x768
- Đồ họa tương thích DirectX 12 / WDDM 2.x
Các máy Mac sau đây là những mẫu hỗ trợi TPM 2.0 trong CPU:
- MacBook (Retina, 12-inch, 2017)
- MacBook Air (13-inch, 2017)
- MacBook Pro (15-inch, 2016)
- MacBook Pro (13-inch, 2016, bốn cổng Thunderbolt 3)
- MacBook Pro (13-inch, 2016, hai cổng Thunderbolt 3)
- Mac mini (2018)
- iMac Pro (2017)
- iMac (Retina 5K, 27-inch, 2017)
- iMac (Retina 4K, 21,5 inch, 2017)
- iMac (21,5 inch, 2017)
- Mac Pro (2019)
Tuy nhiên, người dùng có thể sử dụng một giải pháp thay thế nhằm bỏ qua yêu cầu TPM 2.0. Hầu hết máy Mac sử dụng Windows 10 vẫn sẽ được cập nhật lên phiên bản hệ điều hành mới bằng cách này.
Cách cài đặt Windows 11 trên Mac bằng tệp ISO tùy chỉnh
Những gì bạn cần đó là:
- Máy Mac đáp ứng các yêu cầu hệ thống, phần cứng tối thiểu cho Windows 11
- Tệp Windows 10 ISO
- Tệp Windows 11 ISO
- Ứng dụng tạo tệp ISO
Lưu ý: MacBook của bạn phải đáp ứng các yêu cầu hệ thống tối thiểu để chạy Windows 11 như mô tả phía trên.
Bước 1: Tạo một thư mục mới để chứa bộ cài – đặt tên là build
Bước 2: Chọn tệp Windows 10. ISO >>> chuột phải chọn Open with >>> chọn Disk Image Mouter
Bước 3: Coppy toàn bộ file trong Disk Image Mouter vừa mở. Sau đó Paste vào thư mục mới tạo ở bước 1
Bước 4: Chọn tệp Window 11.ISO >>> chuột phải chọn Open with >>> chọn Dish Image Mouter >>> chọn mục soucre >>> tìm file install.wim sau đó coppy ra desktop
Bước 5: Chọn file install.wim vừa coppy ở desktop >>> get in for >>> sau đó đổi tên đuôi file từ wim thành esd.
Bước 6: Vào file build tạo ở bước 1 >>> chọn mục soucre >>> tìm file install.wim và xoá đi sau đó copy file install.esd vừa đổi ở bước 5.
Bước 7: Khởi động ứng dụng AnytoiSO >> chọn folder to ISO >>> ở soucere folder chọn browse for folder >>> chọn thư mục Build ngoài desktop tạo từ trước
Bước 8: Bấm make ISO và đợi ứng dụng chạy để tạo file ISO. Sau khi ứng dụng chạy xong là đã hoàn tất tạo bộ cài rồi nhé.
Sử dụng ứng dụng tạo tệp ISO để chuyển đổi thư mục Windows 11 thành tệp ISOTrên Boot Camp, trình cài đặt Windows 11 sẽ tự động chạy. Sau khoảng 10 phút cài đặt, bạn chỉ cần làm theo lời nhắc trên màn hình để bắt đầu thiết lập và chạy Windows 11 trên máy cho đến khi hoàn tất chương trình cài đặt.
Dù sao đi nữa, Apple Insider không khuyến khích sử dụng cách này để cài đặt Windows 11 bởi trong quá trình cài đặt, có thể thiết bị sẽ gặp hiện tượng xung đột bộ nhớ dẫn đến mất dữ liệu, vì thế bạn hãy cân nhắc nhé!
Xem thêm: