Macbook là dòng sản phẩm của Apple, được đánh giá cao về tính bảo mật nhờ sử dụng hệ điều hành độc quyền của hãng. Ngoài ra, máy Mac còn được trang bị nhiều tính năng miễn phí giúp cho người dùng yên tâm hơn khi sử dụng. Cùng Minh Tuấn Mobile tìm hiểu thêm 7 cách tăng cường độ bảo mật nhất trên Macbook ra sao nhé!
1. Bổ sung thêm mật khẩu
Thêm mật khẩu là cách đơn giản nhất để bạn tăng cường độ bảo mật cho Macbook (gồm Macbook Air và Macbook Pro). Khi bổ sung mật khẩu mới, bạn không nên sử dụng lại mật khẩu cũ và hạn chế việc dễ đoán giống với mật khẩu hiện tại.
Để thiết lập hoặc thay đổi mật khẩu trên máy Mac, bạn thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Nhấp vào biểu tượng Apple nằm ở góc bên trái phía trên của màn hình.
- Bước 2: Chọn Tùy chọn hệ thống (System Preferences) > chọn Bảo mật và quyền riêng tư (Security & Privacy).
- Bước 3: Chọn Chung (General).
- Bước 4: Ở góc dưới bên trái màn hình, bạn nhấp vào ổ khóa để thực hiện việc thay đổi, rồi chọn Thay đổi mật khẩu (Change Password).
- Bước 5: Bạn tiến hành nhập mật khẩu cũ và mật khẩu mới.
- Bước 6: Chọn Thay đổi mật khẩu (Change Password).
- Bước 7: Nhấp lại vào hình ổ khóa để xác nhận việc thay đổi mật khẩu.
*Lưu ý: Để quản lý mật khẩu cho những người hay quên, bạn có thể sử dụng cách thiết lập Touch ID hoặc Trình quản lý mật khẩu.
2. Thiết lập mật khẩu cho ổ đĩa
Để tăng tính bảo mật, bạn có thể thiết lập mật khẩu cho tệp tin và kể cả ổ đĩa trên máy tính. Cách làm này có thể ngăn chặn những kẻ xấu có thể truy cập vào dữ liệu nằm trong ổ cứng thiết bị của bạn. Thực tế, macOS được trang bị tính năng mã hóa có tên là FileVault và bạn có thể sử dụng tính năng này bằng cách làm sau:
- Bước 1: Nhấp vào biểu tượng Apple nằm ở phía dưới bên trái màn hình.
- Bước 2: Chọn Tùy chọn hệ thống (System Preferences) > chọn Bảo mật và quyền riêng tư (Security & Privacy).
- Bước 3: Chọn FileVault, rồi tiến hành mở móc khóa để bật tính năng này.
*Lưu ý: Khi kích hoạt FileVault, bạn nhớ ghi lại mật khẩu và bảo mật nó ở vị trí an toàn. Vì nếu xảy ra trường hợp mất mật khẩu, thì khóa khôi phục sẽ là cách duy nhất giúp bạn truy cập vào các tệp tin trên máy tính. Trường hợp, bạn quên luôn cả khóa khôi phục và mật khẩu, thì rất khó để bạn truy cập vào tệp tin của máy tính.
3. Kiểm tra lại quyền của các ứng dụng
Việc cấp quyền cho các ứng dụng truy cập vào dữ liệu trên Macbook khi bạn cài đặt, đôi khi cũng là nguyên nhân làm cho thông tin cá nhân hoặc dữ liệu của bạn bị rò rỉ. Vì thế, bạn hãy kiểm tra lại quyền của các ứng dụng này bằng cách:
- Bước 1: Nhấp vào biểu tượng Apple nằm ở phía dưới bên trái của màn hình máy Mac.
- Bước 2: Chọn Tùy chọn hệ thống (System Preferences) > chọn Bảo mật và quyền riêng tư (Security & Privacy).
- Bước 3: Chọn Quyền riêng tư (Privacy).
- Bước 4: Mở khóa móc để bắt đầu thực hiện việc thay đổi. Bạn quét từng danh mục trên thanh menu bên trái, rồi kiểm tra quyền của từng ứng dụng và điều chỉnh chúng cho phù hợp.
- Bước 5: Nhấn vào biểu tượng ổ khóa nằm ở góc dưới bên trái của màn hình để lưu các thay đổi mà bạn đã thực hiện.
*Lưu ý: Hầu hết, bạn không thể kiểm soát được quyền của các ứng dụng cài đặt trên Macbook một cách hoàn hảo. Vì thế, trước khi cài đặt bất kì ứng dụng thứ 3 trên máy Mac, bạn nên cân nhắc trước khi cấp quyền ứng dụng được cài đặt.
4. Thay đổi tên của máy Mac
Khi cài đặt máy Mac lần đầu tiên, nhiều người có thói quen để tên của mình trên máy. Mặc dù việc để tên trên tài khoản máy tính không gây ra hệ quả nghiêm trọng nào nhưng thực tế việc làm này cũng có thể xuất hiện rủi ro về quyền riêng tư.
Chẳng hạn, người dùng thiết bị Apple gần đó có thể sử dụng thông tin này để tìm và theo dõi các trang mạng xã hội của bạn, thậm chí là một số thông tin khác liên quan đến họ tên chính xác của bạn.
5. Sử dụng cùng tài khoản Apple khi dùng Airdrop
Hệ sinh thái của Apple mang lại nhiều sự trải nghiệm thú vị cho bạn, như có thể gửi tệp tin dễ dàng từ thiết bị Apple này sang thiết bị Apple khác một cách nhanh chóng thông qua Airdrop. Do đó, bạn có thể thấy tên của bạn trùng với tên của nhiều người khác khi sử dụng máy Mac.
Nếu tên trên máy Mac giống nhau thì việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị dễ bị nhầm lẫn. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần đảm bảo và cho phép các thiết bị nào được liên kết với tài khoản Apple của bạn, đồng thời bạn cần đăng nhập cùng một tài khoản Apple ID trên các thiết bị của bạn để thuận tiện cho việc kiểm soát khi truyền dữ liệu.
6. Cài đặt bộ lọc Bảo mật
Đối với những người có xu hướng làm việc từ xa tại quán cà phê hoặc văn phòng làm việc chung, thì rất có thể gặp phải rủi ro khi sử dụng máy Mac thông qua việc kết nối wifi, thậm chí nội dung trên màn hình máy tính cũng có thể bị người khác đọc dễ dàng.
Vì thế, cài đặt bộ lọc Bảo mật trên máy tính là việc làm rất cần thiết, nhờ đó giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra từ việc kết nối wifi ở những nơi công cộng cũng như tránh để người khác nhìn thấy nội dung hiển thị trên màn hình Macbook của bạn.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng bộ lọc Bảo mật vật lý được cài đặt trên màn hình máy Mac, nó hoạt động giống như miếng dán bảo vệ màn hình mà bạn chỉ có thể nhìn thấy từ một số góc nhất định, từ đó giảm thiểu tình trạng những người xung quanh có thể nhìn trực tiếp vào màn hình của bạn.
7. Cài đặt Trình bảo vệ màn hình
Đôi khi bạn cần phải đặt Macbook trên bàn làm việc để đi họp, gặp khách hàng hay đi gặp bạn bè. Lúc này, việc cài đặt Trình bảo vệ màn hình là rất cần thiết để đảm bảo quyền riêng tư của bạn đối với các dữ liệu trên máy tính.
Để làm được điều này, bạn thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Nhấp vào biểu tượng Apple ở phía trên bên trái của màn hình. Sau đó, bạn chọn Tùy chọn hệ thống (System Preferences) > chọn Máy tính để bàn & Trình bảo vệ màn hình (Desktop & Screen Saver).
- Bước 2: Chọn Trình bảo vệ màn hình (Screen Saver), rồi kích hoạt nó.
- Bước 3: Chọn Bảo mật & Quyền riêng tư (Security & Privacy) > chọn Chung (General).
- Bước 4: Ở góc dưới bên trái, bạn nhấn vào biểu tượng khóa để thực hiện thay đổi. Tiếp theo, bạn nhấn vào ô Yêu cầu mật khẩu [X] phút sau khi chế độ ngủ hoặc trình bảo vệ màn hình bắt đầu (Require password [X] minutes after sleep or screen saver begins).
- Bước 5: Điều chỉnh thời gian trước khi máy Mac yêu cầu đăng nhập mật khẩu.
- Bước 6: Nhấp vào biểu tượng ổ khóa để xác nhận lựa chọn của bạn.
Hy vọng với những mẹo trên đã giúp bạn bổ sung thêm được nhiều cách để tăng tính bảo mật cho Macbook. Hãy nhớ, bạn cần dành nhiều thời gian để điều chỉnh cài đặt và thường xuyên xóa bớt quyền truy cập vào các ứng dụng không còn sử dụng nữa, nhờ đó hạn chế được tình trạng rò rỉ thông tin hoặc dữ liệu cá nhân của bạn ra ngoai nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.makeuseof.com
bảo mật trên macbook tăng cường bảo mật bảo mật máy tính mẹo bảo mật máy mac bảo mật máy mac bảo mật