Các tài khoản buộc phải thực hiện xác thực định danh thông tin cá nhân người dùng mới có thể đăng bài, bình luận, livestream trên mạng xã hội.
Trong bối cảnh người dân dần chuyển các hoạt động sang môi trường số, việc định danh tài khoản sẽ giúp các quy định pháp luật được áp dụng một cách thống nhất, đồng thời loại bỏ nội dung vi phạm hoặc gây hại cho xã hội trên không gian mạng, bảo vệ quyền và lợi ích của người dùng.
Bộ Thông tin và Truyền thông để đề xuất dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
Nội dung của Dự thảo được bổ sung, sửa đổi một số quy định về quản lý nền tảng xuyên biên giới và nội dung thông tin trên không gian mạng, buộc người dùng phải định danh tài khoản và cung cấp thông tin định danh khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
Cụ thể, người dùng cần khai báo tên thật và số điện thoại. Các mạng xã hội hoạt động ở Việt Nam chỉ cho phép người dùng đã định danh có quyền viết bài đăng, bình luận, sử dụng tính năng livestream. Các tài khoản chưa định danh chỉ được xem nội dung, không thể thực hiện các tính năng.
Trường hợp các mạng xã hội hoặc dịch vụ internet xuyên biên giới tại Việt Nam, Facebook sẽ yêu cầu chủ sở hữu phải dùng tên thật được xác minh bằng giấy tờ tùy thân hợp pháp. Những nền tảng xã hội như YouTube, Google, Twitter... đều không có yêu cầu khi chỉ hoạt động bình thường, những nền tảng này chỉ áp dụng khai báo mã định danh với những đối tượng kiếm tiền.
Tuy nhiên, quy trình này có thể gặp nhiều khó khăn khi phải cung cấp những thông tin cá nhân rất nhạy cảm như số căn cước công dân (dữ liệu ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ cư trú... xuất hiện trên thẻ căn cước khi chụp hình), số điện thoại, họ tên thật… để thực hiện định danh.