Không chỉ app ngân hàng mà ngay cả các ví điện tử như Momo, ZaloPay... giờ đây cũng cần xác thực sinh trắc học để thực hiện một số giao dịch.
Bên cạnh app ngân hàng, người dùng tất cả các ví điện tử đang hoạt động tại Việt Nam cũng phải tiến hành xác thực sinh trắc học kể từ ngày 1/7. Tuy vậy, quy trình xác thực sinh trắc học dành cho ví điện tử khá đơn giản, nhanh chóng và không quá khác biệt với hình thức giao dịch app ngân hàng. Sau đây Minh Tuấn Mobile sẽ hướng dẫn bạn các bước xác thực sinh trắc học cho tài khoản ví điện tử.
Hướng dẫn xác thực sinh trắc học cho ví điện tử
Tương tự như app ngân hàng, người dùng cần chuẩn bị căn cước có gắn chip để tiến hành xác thực sinh trắc học trên ví điện tử.
Dưới đây sẽ là các bước để xác thực sinh trắc học trên ví điện tử, với ví dụ từ ví điện tử Momo:
- Bước 1: Mở Momo, vào phần Tôi. Bạn sẽ lập tức thấy thông báo Cập nhật CCCD gắn chip. Nhấp vào để bắt đầu xác thực sinh trắc học.
- Bước 2: Bạn tiến hành chụp ảnh căn cước theo yêu cầu (chụp trên mặt phẳng, không bị mờ, tối hoặc chói sáng). Chụp cả mặt trước và mặt sau của căn cước. Sau khi chụp, hệ thống tự động kiểm tra để xem ảnh có đúng yêu cầu chưa.
- Bước 3: Sau khi chụp ảnh căn cước thành công, Nhấp bắt đầu quét thông tin căn cước (NFC). Bạn có thể đặt căn cước ở sau điện thoại như hướng dẫn, hoặc đặt căn cước trên vùng Dynamic Island của iPhone. Nhớ phải giữ yên căn cước ít nhất 30 giây để quét.
- Bước 4: Sau khi quét thành công, bạn xem lại toàn bộ thông tin cá nhân và nhấp Xác nhận.
- Bước 5: Quay trở lại phần Tôi, nếu có chữ Đã xác thực màu xanh lá thì bạn đã thành công. Nếu không thành công ở bất kì bước nào, bạn phải quay trở lại làm từ đầu.
Những giao dịch nào cần xác thực sinh trắc học trên ví điện tử?
Với những giao dịch nạp và rút tiền trên 10 triệu/lần và tổng trên 20 triệu/ngày, người dùng phải sử dụng nhận diện khuôn mặt để xác nhận giao dịch. Ngoài ra khi đổi thiết bị cho ví, hoặc lần đầu tiên giao dịch khi đăng ký mới, người dùng cũng phải thực hiện xác thực khuôn mặt.
Ngoài ra với những thanh toán trên 5 triệu/ngày hoặc giao dịch thông thường khác, người dùng vẫn sử dụng hình thức OTP thông qua tin nhắn SMS, ứng dụng ngân hàng liên kết, cuộc gọi tổng đài... để xác nhận giao dịch.