Có nhiều công ty công nghệ nổi lên trong vài thập niên qua, nhưng có lẽ, không công ty nào có sức ảnh hưởng mạnh hơn Apple. Nhà Táo đã tạo ra một làn sóng cách mạng, thay đổi hoàn toàn công nghệ và thúc đẩy thế giới phát triển.
Vậy làm thế nào để tạo ra được những cuộc cách mạng công nghệ, cách Apple đã đưa thương hiệu của mình luôn đi đầu trong giới công nghệ. Bạn đã bao giờ nghĩ về cách bạn có thể trở thành một công ty thành công như Apple chưa?
Hãy cùng nhìn lịch sử hình thành và phát triển của Apple
Apple tên đầy đủ là Apple Inc (tên gọi trước đây là Apple Computer Inc), được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1976 bởi Steve Jobs, Steve Wozniak, và Ronald Wayne tại Cupertino, California, Hoa Kỳ.
Trong số 3 nhà sáng lập, Ronald Wayne có tuổi đời cùng tuổi nghề kinh doanh vượt trội hơn hẳn so với 2 chàng thanh niên trẻ tuổi. Chính vì lẽ đó, Steve Jobs đã quyết định mời Ronald Wayne về hợp tác, hy vọng những kinh nghiệm kinh doanh kỳ cựu của ông sẽ giúp Apple phát triển bền vững. Thế nhưng, Wayne lại quyết định ra đi chỉ sau... 12 ngày làm việc. Khi Apple còn chưa chính thức ra mắt, Wayne đã kết thúc quá trình làm việc và bán lại toàn bộ cổ phiếu của mình cho các cổ đông khác trong công ty với giá 800 USD.
Chính Ronald Wayne là người "chấp bút" vẽ nên logo đầu tiên của Apple Inc. Chiếc logo được vẽ tay hoàn toàn bằng bút mực, mô phỏng nhà bác học Isaac Newton ngồi đọc sách dưới gốc cây táo cùng tên thương hiệu Apple chạy trên dải băng trang trí xung quanh. Tuy nhiên, logo này chỉ được sử dụng trong vỏn vẹn... 1 năm với sự ra đời của máy tính Apple thế hệ đầu tiên.
Một điều không phải ai cũng biết, Steve Wozniak chính là "cha đẻ" cho mọi mẫu thiết kế của các thế hệ máy tính Apple trước khi rời khỏi công ty. Trong khi đó, Steve Jobs lại có trách nhiệm quản lý các vấn đề kinh doanh thiết yếu, thuyết phục các nhà đầu tư để mắt đến và "rót vốn" vào Apple.
Và đương nhiên, chiến thắng rực rỡ nhất của Apple đã thuộc về tay Steve Jobs với dòng sản phẩm có sức ảnh hưởng đầy ngoạn mục - iPhone. Ra mắt lần đầu tiên năm 2007, đây không chỉ là thành tựu đáng tự hào nhất của Apple, mà còn là bước ngoặt đáng ghi nhớ trong lịch sử chế tạo smartphone của thế giới.
Tạo dựng văn hóa thương hiệu
Khó có thương hiệu nào trên thế giới có được một lực lượng người ủng hộ cuồng nhiệt như Apple. Apple đã trở thành điều gì đó lớn hơn cả một thương hiệu. Những sản phẩm công nghệ chất lượng cao của Apple trở thành một văn hóa ăn sâu vào đời sống hằng ngày của nhiều người tiêu dùng trung thành.
Khi bạn nghĩ về các sản phẩm của Apple, những từ nào sẽ xuất hiện trong ý nghĩ của bạn? Với hầu hết mọi người, đó là sự đơn giản, thanh lịch và sáng tạo. Dĩ nhiên, đó không phải là sự tình cờ.
Những giá trị này cực kỳ quan trọng với nhà sáng lập Steve Jobs và chúng đã thấm nhuần trong văn hóa của Apple. Những giá trị cốt lõi này cũng chính là lý do vì sao sản phẩm của Apple luôn có chất lượng cao và người dùng luôn có cùng một trải nghiệm khi bước vào bất cứ cửa hàng nào của Apple. Từ nhân viên bán hàng cho đến cấp quản trị cao nhất, Apple luôn được thống nhất bởi một văn hóa chung.
Sản phẩm đơn giản, dễ sử dụng
Steve Jobs tạo ra Apple dựa trên một công thức mà chúng ta có thể nói là sự đơn giản. Từ đơn giản ở đây có nghĩa là các sản phẩm được tạo ra không phức tạp. Trong khi thiết kế công nghiệp là một phần quan trọng của bất cứ sản phẩm nào Apple thực hiện, nếu nó không dễ dàng sử dụng, thì nó được xem là không giá trị với khách hàng.
Điều này đã thúc đẩy các thiết kế giao diện người sử dụng của Apple từ ngày đầu tiên và vẫn là thần chú đối với các kỹ sư phần cứng và phần mềm hàng ngày khi họ làm việc. Tất cả các sản phẩm mà họ sáng tạo phải thực giác, dễ hiểu và tìm hiểu.
Khi công nghệ trở nên phức tạp hơn và người sử dụng muốn nhiều đặc điểm hơn, nhiệm vụ là phải giữ mọi thứ đơn giản mà dù việc này khó khăn. Và Apple có thể tạo ra các công cụ để tăng sức mạnh cho người sử dụng và thu hút người mới, có nghĩa là một loạt các vấn đề đều liên quan đến sử dụng dễ dàng. Nhưng thậm chí cả điều đó thì Apple là công ty duy nhất tôi nhận thấy coi trọng việc sử dụng dễ dàng hơn cả chính bản thân sản phẩm. Apple thực hiện mục tiêu quan trọng này để tạo ra bất cứ thứ gì cho thị trường.
Tạo sản phẩm gây bất ngờ
Phải kể đến là chiếc iPhone 2G lần đầu tiên ra mắt, mang theo những thứ chỉ có nó mới có thôi, chưa ai nghĩ ra, cảm ứng điện dung, màn hình đa chạm, touch rất nhẹ nhàng, không dùng lực như điện trở trước đây, mặt kính - loại bỏ các phím cứng chi chít, khung viền kim loại, tự xoay màn hình, đưa điện thoại vào tai là tắt màn hình. Nhìn vô cùng đơn giản nhưng lại mang đến cảm giác “rất công nghệ”.
Còn ngày nay, trong thời kỳ đồ hoạ vi tính làm ra sản phẩm còn đẹp hơn ngoài đời. Trước khi iPhone ra đời, gần như trên mạng rất ít khi xuất hiện các sản phẩm "leak", bản render, bản mockup,... Ưu điểm của việc ngồi nhà render là người ta có thể bỏ mọi thứ vào trong cái sản phẩm tưởng tượng đó, nhưng nhược điểm là nó hoàn toàn không có thực.
Các bản leak gần như thật hoặc đẹp hơn làm cho cảm xúc chúng ta không còn như ngày đầu iPhone ra mắt. Ngay cả điện thoại gập với màn hình dẻo, nó chưa hoàn thiện lắm, và cũng đã có từ các phim ảnh, sản phẩm concept.
Các nhà làm điện thoại làm sao làm người dùng ngạc nhiên được nữa khi mà những thứ họ đưa ra lại là thứ lập lại các "ý tưởng" đã có trên mạng trước đây.
Phải thừa nhận rằng hào quang có lẽ chỉ sáng một lần, không biết Apple cố tình leak để lôi kéo người dùng tạm chờ để không mua điện thoại hãng khác nên nhá hàng hay do khâu bảo mật nhà Táo không còn làm tốt như trước. Từ thời iPhone 4 cho tới nay bản leak gần như giống thật. Tuy nhiên, chất lượng gia công gần như hoàn hảo nên dù thấy từ trước qua ảnh leak thì khi trên tay cũng tạo cho fan cảm giác rất kích thích.
Tạo xu thế nhờ vào các công nghệ mới
Thứ Apple tạo ra không phải là công nghệ mới, chính xác là họ làm công nghệ đó tuyệt vời và đem đến trải nghiệm tốt hơn, thực tế hơn. Và thế là nhiều hãng “học hỏi” theo.
Ví dụ iPhone đi đầu trong việc bảo mật mở khóa điện thoại bằng cảm biến vân tay, rất nhanh và tiện so với vẽ hay gõ code. Thế hệ kế tiếp là Face ID, rất tiện dụng, nhanh và tính bảo mật cao hơn. Kế tiếp là màn hình tai thỏ, tận dụng tối đa diện tích trống trên màn hình giúp tăng sự trải nghiệm. Về thiết kế thì mặt lưng bằng kính, khung sườn kim loại. Và rồi các hãng khác ồ ạt làm theo.
Lẽ dĩ nhiên không phải Apple luôn tạo ra các tính năng thành công, đơn cử là 3D touch. Không thật sự tiện dụng. Hay tiên phong trong loại bỏ jack 3.5mm và sau đó nhiều hãng nối bước, tôi thì không ủng hộ, còn bạn thì sao?
Phá vỡ những rào cản của phân khúc khách hàng
Quan điểm của Apple về khách hàng mục tiêu không bao giờ bị giới hạn bởi nhân khẩu học, các tính cách nhất định hoặc bất cứ điều gì có tính chất phân chia thị trường. Khách hàng mục tiêu của họ là “mọi người”. Đó là lý do vì sao cụm từ “thân thiện với người dùng” là một trong những đặc điểm định nghĩa mỗi sản phẩm của Apple.
Hơn nữa, các mẫu quảng cáo và nội dung tiếp thị của họ hiếm khi sử dụng thuật ngữ công nghệ cầu kỳ để miêu tả sản phẩm. Người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi và trình độ đều có thể hiểu được thông điệp của họ. Họ tập trung vào những tính năng ảnh hưởng tức thì đến người dùng bình thường chẳng hạn như độ phân giải của camera, chất lượng màn hình, dung lượng, nhận diện bằng dấu vân tay,…
Chiến lược tiếp thị của Apple không đóng khung vào những phân khúc được định nghĩa cứng nhắc và đã hấp dẫn nhiều thế hệ người dùng, giúp cho giá trị cổ phiếu của họ tăng 15,000% kể từ khi bước sang thiên niên kỷ mới.
Làm thế nào để vươn mình trở thành một công ty như Apple?
Câu hỏi làm thế nào bạn có thể đạt được thành tựu như Apple là một câu hỏi khá khó để có lời giải đáp.
Bất kỳ công ty nào cũng rất khó thành công như Apple, và thật khó để làm những gì mà Apple làm trong thực tế. Bạn không phải là một công ty như Apple, nhưng bạn có thể làm cho công ty của mình tốt hơn nhiều bằng cách tuân theo các triết lý hoặc thực tiễn của Apple.
Như trong triết lý Kaizen, khi bạn bắt đầu kinh doanh, đừng mong đợi thành công ngay ở thời điểm đó. Cố gắng cải thiện các sản phẩm và mối quan hệ khách hàng của bạn bằng cách truyền bá chúng đến một quy trình cụ thể bằng cách nhắm mục tiêu tiến bộ bền vững.
Có một câu nói rằng: "thành Roma không thể thành lập chỉ trong một ngày", và Apple đã phải mất 35 năm để gầy dựng và phải nhờ có hàng trăm ngàn nhân viên đã làm việc hết tâm huyết mới có thể đưa Apple đạt được những thành tựu như ngày hôm nay.
MUA NGAY IPHONE ƯU ĐÃI HẤP DẪN
Xem thêm:
Apple Điểm mạnh của Apple Lý do Apple thành công