Squid Game 2 bị tung tin đồn đã ra mắt trên Netflix khiến nhiều người xem hớn hở, nhưng cuối cùng lại là “dưa bở”.
Vào ngày 22/11 vừa qua, chương trình thực tế Thử Thách: Trò Chơi Con Mực vừa được ra mắt trên Netflix khiến nhiều người xem nhầm tưởng khi nghĩ rằng Squid Game 2 của Netflix đã chính thức trở lại. Nhưng cuối cùng đây chỉ là show truyền hình “sống còn”, được dàn dựng và lấy cảm hứng từ các trò chơi sinh tử trong series Squid Game.
Vậy liệu show thực tế này có gì hot? Hãy cùng Minh Tuấn Mobile khám phá ở bài viết dưới đây nhé!
Squid Game: The Challenge - show sinh tồn bám sát “nguyên tác”
Squid Game: The Challenge là một chương trình truyền hình thực tế mới của Netflix, dựa trên bộ phim ảnh điện nổi tiếng Squid Game. Squid Game: The Challenge kể về cuộc đấu tranh sinh tồn của 456 người chơi từ khắp nơi trên thế giới, để giành lấy giải thưởng kỷ lục là 4,56 triệu đô la Mỹ. Họ sẽ phải tham gia vào những trò chơi lấy cảm hứng từ bộ phim gốc và nhiều thử thách mới bất ngờ hơn.
Trong show, người xem chứng kiến sự trở lại của loạt trò chơi đã có trong Squid Game mùa đầu tiên như “Đèn Xanh Đèn Đỏ”, “Ppopgi”,... Tương tự như trong phim, chương trình tạo ra một sân chơi sinh tồn với nhiều thử thách khó nhằn cả về thể lực và trí lực.
Với các thử thách, người chơi cần phải đấu trí, lập ra những chiến thuật mới và sáng tạo để dành được chiến thắng cho bản thân mình. Không giống như bộ phim gốc, show không gây nguy hiểm về mạng sống, nhưng vẫn có những rủi ro và hậu quả nghiêm trọng. Họ đối mặt với những tình huống khó khăn, phải lựa chọn giữa lòng tham và nhân ái, chọn hợp tác hay cạnh tranh, trung thành hoặc phản bội.
Đặc biệt, người chơi sẽ chịu sự giám sát và đánh giá của một ban giám khảo bí ẩn, có quyền quyết định ai sẽ tiếp tục và ai bị loại.
Squid Game: The Challenge có “hint” cho Squid Game 2 Netflix không?
Câu trả lời là không có "hint" nào cho Squid Game 2 cả. Sau khi xem qua 5 tập, Squid Game: The Challenge cho thấy sự nhạt nhòa khi không tạo cảm giác căng thẳng cho người xem. Vì quá bám sát nguyên tác, từ thể lệ đến cách thức chơi của từng game, cả người chơi và người xem đã đoán được những mánh khóe và cách “lách” luật đề giành chiến thắng.
Diễn biến trong chương trình cũng quá chậm ở những phần dễ của trò chơi, rồi lại quá vội vã ở khoảnh khắc loại trừ và lúc đấu trí khó nhằn. Điều này khiến chương trình bỏ lỡ những cơ hội xây dựng nên không khí hồi hộp, kịch tính ở từng tập.
Lấy ví dụ trò chơi Ppopgi, chương trình mất quá nhiều thời gian "lên dây cót" độ khó khi chọn hình khắc. Nhưng đến khi hầu hết người chơi thất bại ở hình ô khó nhằn, chương trình lại ít "làm lơ" những khoảnh khắc căng thẳng đó.
Điểm yếu lớn nhất nằm ở cách thể hiện nhân vật. Trong chương trình, người chơi mang đến những biểu cảm đơn điệu với vài dòng phỏng vấn gây thất vọng. Đội ngũ sản xuất chương trình dường như không mấy quan tâm đến việc xây dựng tính cách nhân vật lâu dài giữa các tập.
Chúng ta thường chỉ được nghe giới thiệu qua loa về người chơi ngay trước lúc họ bị loại. Chương trình vì thế mà thiếu chân thực, tạo cảm giác giới thiệu nhân vật chỉ để phục vụ việc họ sắp bị loại sau đó.
Sự thiếu chân thực còn thể hiện qua việc các thí sinh cứ reo hò mỗi khi bước vào phòng mới - giống như đang quảng cáo cho một công viên chủ đề của Squid Game hơn là tham gia một cuộc thi có thưởng thực sự.
Nhìn chung nếu để xem giải trí, giải tỏa căng thẳng và “đỡ ghiền” Squid Game thì show thực tế này vẫn nằm trong danh sách ưu tiên của bạn trên Netflix, khi đứng giữa muôn vàn phim Hàn khiến nhiều người ngao ngán. Hiện tại Squid Game: The Challenge vẫn đang có mặt trên Netflix và đứng top thịnh hành trên nền tảng này.