MacBook và sạc dự phòng cũng như các thiết bị Apple khác đều có thể được trang bị cổng USB-C hoặc cổng Thunderbolt, thậm chí là xuất hiện cả 2 cổng này trên cùng một thiết bị để thuận tiện cho việc sử dụng. Vậy cổng Thunderbolt và cổng USB-C thực sự khác nhau ra sao? Cùng Minh Tuấn Mobile tìm hiểu ngay bài viết này.
Sự gia tăng của các thiết bị Apple hiện nay đã làm xuất hiện nhiều loại cáp với các hình dạng và tốc độ truyền dữ liệu khác nhau trên thị trường. Trong đó, USB-C là cổng kết nối phổ biến nhất trên nhiều thiết bị.
Thậm chí sự xuất hiện của cổng USB-C còn khiến cho nhiều người hay nhầm lẫn với cổng sạc Thunderbolt trên các thiết bị của Intel và Apple. Vậy chúng ta hãy xem cổng kết nối Thunderbolt và cổng USB-C có sự khác biệt gì nhé!
1. Cổng USB-C là gì?
USB Type-C còn gọi tắt là USB-C, ở đây chúng ta chủ yếu tập trung nói đến hình dạng đặc trưng của đầu nối. Cáp USB hình chữ nhật thường phổ biến là USB Type-A (ít ai gọi là cáp nối Standard-A). Tên gọi loại cáp này thường được sử dụng để chỉ hình dạng đặc trưng của đầu nối, trong khi các phiên bản USB khác đều được thể hiện ở dạng số (như USB 1.0 hoặc USB 3.2) cho biết hiệu suất công nghệ bên trong của sợi dây cáp.
Ngoài ra, USB Type-A, USB Type-B, Mini-USB và Micro-USB là các dạng đầu cáp khác đã xuất hiện trước khi đầu cáp USB-C ra đời.
Đầu cáp USB-C nhỏ hơn so với đầu cáp Type-A và Type-B, đồng thời nó có hình bầu dục đối xứng làm cho việc cắm ngược dây trở nên dễ dàng hơn. Cáp USB-C hầu như được trang bị tất cả các tiêu chuẩn USB mới nhất, bao gồm USB 3.2 và USB4.
Ngày nay, các phiên bản mới nhất của máy tính xách tay và máy tính bảng phổ biến như MacBook (MacBook Pro, MacBook Air) và Chromebook, đều được trang bị cổng sạc USB-C. Trong tương lai, người tiêu dùng có thể sẽ nhìn thấy đầu cáp có hình bầu dục quen thuộc của loại cáp Type-A.
Từ năm 2011 trở về trước, tiêu chuẩn cáp USB được quy định bằng số nhằm thể hiện tốc độ truyền dữ liệu của sợi cáp. Thế nhưng, kể từ khi Apple và Intel phát hành công nghệ Thunderbolt, các chuẩn USB được ra đời trước đó cần phải có sự chuyển hướng đột phá hơn.
2. Cổng Thunderbolt là gì?
Thunderbolt là cổng giao tiếp phần cứng được thiết kế nhằm tăng tốc độ truyền dữ liệu một cách đáng kể. Khi Apple và Intel lần đầu tiên giới thiệu Thunderbolt, loại cổng này ban đầu chỉ dành riêng cho MacBook Pro, nhưng sự xuất hiện của cổng Thunderbolt 3 khiến cho tốc độ truyền dữ liệu tăng lên đáng kể, thậm chí tích hợp luôn cả cổng USB-C.
Vì cả 2 phiên bản Thunderbolt mới nhất đều được thiết kế thêm đầu nối USB-C nên việc sử dụng cáp có đầu cổng Thunderbolt trở nên thuận tiện hơn. Có thể nói, hầu hết cáp Thunderbolt đều được tích hợp đầu nối USB-C, nhưng không phải tất cả các loại cáp USB-C cũng đều có đầu nối Thunderbolt.
3. So sánh cổng Thunderbolt với cổng USB-C
Nếu USB-C nổi bật với hình dạng đầu cổng linh hoạt (không phân biệt đầu ngược dây cáp khi cắm), thì điểm đặc trưng của Thunderbolt chính là tốc độ. Với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 40Gb/giây, Thunderbolt có thể làm tăng gấp đôi hiệu suất của đầu cáp USB-C với USB 3.2 Gen 2 một cách hiệu quả.
Đầu chuẩn cáp USB mới nhất là USB4, nó có thể tối ưu hiệu suất hoạt động của Thunderbolt 3, đạt tốc độ truyền lên đến 40Gb/giây như cáp USB4 Type-C.
Không những thế, công nghệ đầu cáp Thunderbolt 4 có thể duy trì tốc độ truyền 40Gb/s so với phiên bản tiền nhiệm, đồng thời hỗ trợ xuất video và sạc được nhiều thiết bị tương thích hơn. Thunderbolt 4 còn có khả năng kết nối tối đa 2 màn hình 4K hoặc 1 màn hình 8K và có thể được sử dụng để sạc máy tính xách tay với công suất dưới 100W.
4. Cổng Thunderbolt so với cổng USB-C, nên sử dụng cái nào?
Hình dạng của đầu nối USB-C đang phổ biến nhanh chóng trên các dòng laptop Apple và máy PC. Với thiết kế đối xứng, hình bầu dục của đầu cổng USB-C giúp bạn dễ dàng kết nối ngay lần đầu tiên mà không cần phân biệt ngược đầu dây cáp - khác so với đầu nối Type-A hình chữ nhật.
Về khả năng truyền dữ liệu, việc lựa chọn đầu cổng USB-C hay cổng Thunderbolt tùy thuộc vào thiết bị mà bạn sở hữu.
Chẳng hạn, nếu laptop của bạn được sản xuất sau năm 2016 thì biểu tượng hình tia sét kèm với biểu tượng kết nối 1 hoặc nhiều cổng sạc thì đây là biểu tượng của cổng giao thức Thunderbolt 3 trên thiết bị. Lúc này, bạn có thể sử dụng bất kỳ dây cáp USB4 hoặc Thunderbolt nào vì đều có thể cho hiệu suất tốc độ truyền tải dữ liệu đáng kể khi được kết nối với cổng Thunderbolt 3 trên thiết bị.
Thế nhưng, nếu laptop của bạn được sản xuất đời cũ trước đó thì sẽ không có biểu tượng hình tia chớp. Trường hợp này, bạn nên sử dụng dây cáp Thunderbolt 2 hoặc USB 3.0 sẽ hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị mà bạn muốn kết nối với laptop.
Có thể nói, các thế hệ laptop mới nhất của Apple và Intel đều có ít nhất một cổng Thunderbolt 4 cho phép tốc độ truyền dữ liệu lên tới 40Gb/giây cũng như đảm bảo đầu ra video và khả năng sạc điện cho một số dòng máy.
Nếu bạn đang sở hữu nhiều thiết bị có khả năng tương thích với các phiên bản khác nhau của công nghệ đầu cổng Thunderbolt, thì hãy cân nhắc việc sắm thêm thiết bị chuyển đổi đầu cáp được thiết kế nhiều đầu cổng như Accell Thunderbolt 4 Docking Station hỗ trợ bạn có thể kết nối nhiều thiết bị cùng một lúc với laptop.
Nhiều thiết bị ngày nay không còn sử dụng cổng sạc độc quyền như một số cổng được tìm thấy trên các mẫu MacBook đời cũ, bạn có thể thấy cổng USB-C rất phổ biến trên các thiết bị. Trong đó, một số nhà sản xuất vẫn có thể giữ lại thêm cổng Type-A hoặc thậm chí Micro-USB tiêu chuẩn nhưng chắc chắn những đầu cổng sau này sẽ bị loại bỏ dần để thay thế cho cổng USB-C.
Tóm lại, nếu bạn muốn truyền tải lượng dữ liệu lớn một cách nhanh chóng thì nên chọn loại cáp USB-C có hỗ trợ Thunderbolt. Vì nhiều thiết bị sử dụng hiện này đều được trang bị đầu nối USB-C, giúp cho việc kết nối và truyền tải của bạn trở nên thuận tiện hơn, không bị giới hạn khi sử dụng.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về đầu cổng Thunderbolt và cổng USB-C khác nhau ra sao cũng như chọn được loại dây cáp nào phổ biến khi sử dụng trên thiết bị laptop rồi nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.makeuseof.com
Thunderbolt USB-C cổng Thunderbolt và cổng USB-C cổng kết nối trên máy mac cổng kết nối trên macbook máy mac macbook