Sự kiện ra mắt hằng năm của Apple kết thúc cũng là lúc nhiều người bắt đầu đắn đo về việc có nên nâng cấp điện thoại không? Thật khó để cưỡng lại sự cuốn hút của 1 chiếc iPhone màu mới hay dung lượng lưu trữ đến 1TB. Vậy có nên nâng cấp điện thoại theo chu kì 2 năm 1 lần? Mời bạn đọc qua bài viết này nhé.
Xu hướng cũ - thay mới điện thoại 2 năm 1 lần
Các nhà sản xuất điện thoại từ lâu đã có nhiều thuyết phục chúng ta về việc nên nâng cấp điện thoại 2 năm 1 lần, kèm theo đó là các hợp đồng nâng cấp điện thoại miễn phí hoặc chi phí thấp để duy trì chu kì này. Cảm giác thích thú khi chỉ bỏ ra vài trăm USD cho chiếc điện thoại mới, thời thượng nhất đã giúp duy trì sự tăng trưởng của việc nâng cấp điện thoại trong vòng 2 năm.
Đây có thể coi là tiêu chuẩn ở Mỹ, tuy nhiên trên thế giới thì chưa phải là điều thường xuyên khi mà ở nhiều nơi, việc mua được 1 chiếc điện thoại thôgn minh là không khả thi với hàng trăm triệu người. Trong 1 cuộc khảo sát được công bố bởi Alliance for Affordable Internet vào cuối tháng 8, tại Ấn Độ 1 người bình thường phải tiết kiệm tới 2 tháng lương để mua được 1 chiếc smartphone giá rẻ nhất hiện có.
Ngoài ra, 1 vấn đề khá hữu hình ở đây, chúng ta nên xem xét về những tác động cho môi trường khi mua 1 chiếc điện thoại mới. Biến đổi khí hậu đang gia tăng chóng mặt và các quốc gia đang liên tục lập kỉ lục mới về nhiệt độ tăng cao nhất. Thảm hoạ liên quan đến khí hậu ngày càng nhiều hơn bao giờ hết, các mỏm băng Bắc cực đang tan chảy và sự đa dạng sinh học đang biến mất một 1 cách chóng mặt. Và 1 lần nữa chúng ta tự hỏi, điều gì sẽ xảy ra với những chiếc điện thoại bị loại bỏ đó? Liệu tất cả nhựa đó có bị phân huỷ hoàn toàn?
Các thiết bị điện tử tiêu dùng là nguyên nhân gây ra hàng tấn chất thải điện tử hằng năm, góp phần gây ra khủng hoảng khí hậu do các hoá chất thải ra khi được đốt cháy sẽ sinh ra carbon dioxit. Trong nhiều năm, các nước phát triển như Mỹ đã vận chuyển rác thải có thể tái chế ra nước ngoài xử lý, mặc dù điều này đang được thay đổi dần nhưng nó cũng mang lại nhiều hậu quả. Ví dụ như iPhone chứa các vật liệu độc hại như chì và thuỷ ngân, có thể ảnh hưởng đến môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Và sự thật là các rác thải điện tử thường không được xử lý đúng cách. Ở miền Nam Trung Quốc, thị trấn Guiyu được xem là bải rác thải điện tử lớn nhất thế giới của Mỹ. Báo cáo Giám sát chất thải điện tử toàn cầu năm 2020 của Liên Hợp Quốc cho thấy Thế giới đã thải ra 53,6 triệu tấn chất thải điện tử vào năm ngoái, trong đó Mỹ ở vị trí thứ 2 với 6,9 triệu tấn.
Trong khi Apple đã có những cam kết 100% xanh hoá chuỗi cung ứng và vòng đời sản phẩm vào năm 2030, thì thật khó để lập luận rằng có 1 giải pháp thay thế tốt để tiêu thụ ít carbon hơn. Apple cho biết thêm, chuỗi cung ứng đầu cuối của iPhone 12 thải ra 70kg carbon vào khí quyển. Ví như 1 triệu người chờ thêm trong 1 năm, chúng ta có thể tiết kiệm 70.000.000kg carbon trong không khí, và nếu nhân lên là 10 triệu hoặc 100 triệu thì sẽ là 1 con số khá đáng kể.
Chu kì nâng cấp điện thoại thông minh đã kéo dài hơn?
Ngay cả các giao dịch hấp dẫn được cung cấp bởi các nhà mạng, chu kì nâng cấp của điện thoại dường như đã được kéo dài hơn. Trong những năm gần đây, 1 số báo cáo cho thấy người Mỹ và người châu Âu đã cảm thấy hạnh phúc hơn khi sử dụng điện thoại trong thời gian dài. Thực tế trong năm 2019, việc nâng cấp điện thoại thông minh đạt mức thấp kỉ lục tại 2 nhà mạng lớn nhất là Verizon và AT&T của Mỹ. Xu hướng này tồn tại vì nhiều lý do, 1 trong số đó là việc điện thoại ngày nay đang được cập nhật phần mềm do đó sự bảo mật cũng như tương thích sẽ dài hơn. Ví dụ như iPhone 6S 2015 có thể tương thích với iOS 15, điều này sẽ làm giảm mong muốn nâng cấp 2 năm 1 lần của người dùng.
Khoảng cách về công nghệ đang thu hẹp
Cho đến 1 vài năm trước đây, việc háo hức chờ đợi những cải thiết, làm mới về thiết kế tiếp theo luôn được trông ngóng, nhưng hiện tại đã không còn nhiều nữa. Với iPhone 12, 5G được xem như tính năng nổi tiếng nhất. Bên cạnh đó là Magsafe nhưng không hề mới, tính năng này được giới thiệu cách đây 15 năm với Macbook Pro thế hệ đầu tiên, và nó lại được giới thiệu lại cho iPhone 12.
Khi nhìn lại iPhone 11, bạn sẽ thấy nhiều điểm nổi bật như: 5G, màn hình OLED, thiết kế, Magsafe, Ceramic Shield, những đặc trưng mà khó tìm thấy ở khắp mọi nơi, tuy nhiên cũng không thật sự có gì gọi là quá đặc biệt. Với cá nhân tôi, sự bùng nổ về iPhone là vào 2017, khi Apple cho ra mắt iPhone X, thiết lập nên tiêu chuẩn thiết kế mới hiện đại cho iPhone. iPhone X đã bỏ nút Home vật lý và viền bezels so với tiền nhiệm, tạo ra 1 cảm hứng thiết kế cho iPhone 12 series, 13 series. Ngoài ra đây cũng là lần đầu tiên được dùng Face ID để mở khoá.
Và câu chuyện với iPhone 13 cũng không có gì khó hiểu khi chúng ta nhận được những cải tiến không quá lớn. Mặc dù vẫn đánh giá cao những cải tiến đó như: tai thỏ nhỏ hơn, pin cao hơn, tốc độ làm mới màn hình nhanh hơn. Nhưng không thể phủ nhận rằng, iPhone 13 hoàn toàn không khác biệt phiên bản trước. Chỉ có việc iPhone 13 được ứng dụng thêm màn hình 120Hz vốn đã có trên điện thoại Android giúp chúng ta củng cố hơn về khái niệm khoảng cách công nghệ càng dần được thu hẹp.
Có thể nói rằng, sự đổi mới của điện thoại thông minh đã bị đình trệ. Dường như chúng ta đã đạt tới đỉnh điểm của công nghệ điện thoại thông minh, đó cũng là 1 phần lý do tại sao cuộc đua nâng cấp điện thoại đang chậm lại. Bản thân Apple cũng cho biết vòng đời sản phẩm của mình thông thường là 3 năm, vì vậy hãng sẽ sắp xếp các bản phát hành mới của mình cho phù hợp (cải tiến lớn sau 3 năm và những cập nhật nhỏ hơn ở giữa). Đây cũng là một gợi ý cho bạn trong việc nâng cấp điện thoại của mình.
Và nếu bạn đang có nhu cầu mua 1 chiếc điện thoại iPhone chính hãng, hãy liên hệ ngay với Minh Tuấn mobile. Chúng tôi tự hào là đơn vị phân phối các sản phẩm Apple chính hãng với uy tín, chất lượng giá cả phải chăng và hệ thống Shop trải rộng ở nhiều tỉnh thành phố lớn, mang đến độ tin cậy cao cho khách hàng.
Nguồn: https://www.cnet.com/