Bắt nạt trên mạng, gạ gẫm, nội dung độc hại, đe dọa danh dự là 4 mối nguy hiểm trên Internet có thể tấn công con bạn bất cứ lúc nào.
Các trang mạng xã hội nổi tiếng như: Facebook, Twitter, Snapchat hoặc Instagram luôn có tỉ lệ giởi trẻ tham gia vô cùng cao. Tại đây, họ có thể trao đổi và chia sẻ sở thích với nhau, cũng như theo dõi mọi thông tin trong và ngoài nước.
Thoạt nhìn, những nền tảng xã hội trên là một cách thú vị để con bạn duy trì kết nối với bạn bè, gia đình và bạn bè của chúng. Nhưng, chúng có những tác hại khôn lường nằm ẩn giấu dưới những hoạt động sôi nổi của cộng đồng mạng.
Tất cả có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm lý, hành vi lẫn thể chất của con bạn. Vì thế, hãy nắm rõ 4 mối nguy hiểm tiềm ẩn trên Internet và những giải pháp phòng tránh chúng!
1. Bắt nạt trên mạng
Kaspersky là công ty cung cấp các giải pháp và dịch vụ bảo mật mạng hàng đầu, thành lập vào năm 1997 tại Nga. Dữ liệu từ công ty cho thấy, 90% thanh thiếu niên đồng ý rằng bắt nạt trên mạng là một vấn đề và 63% trong số đó tin rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng.
Theo tổ chức phi lợi nhuận Enough Is Enough đi đầu trong việc ngăn chặn nạn lạm dụng trẻ em qua Internet đã công bố rằng tính đến tháng 2/2018 có đến 47% thanh thiếu niên từng là nạn nhân của bắt nạt trên mạng.
Các nền tảng mạng xã hội ngày nay đã trở thành thế giới ảo vô cùng cuốn hút giới trẻ. Tuy nhiên trong quá trình tham gia "sân chơi' này, trẻ có thể bị chế giễu, chỉ trích bởi những tài khoản khác. Không chỉ vậy, qua một trò chơi nào đó, nhân vật của trẻ em có thể bị tấn công. Từ đó, biến trò chơi đơn giản trở thành điều gì đó nhục nhã. Sự việc có thể "leo thang" thành bắt nạt và bạo lực ngoài đời thực.
Giải pháp đối phó với bắt nạt trên mạng
- Nếu trẻ em bị bắt nạt hoặc quấy rối trên mạng hay qua tin nhắn, hãy sử dụng tính năng "chặn tài khoản" để ngăn kẻ xấu liên lạc với con của bạn.
- Nếu một đứa trẻ liên tục nhận được tin nhắn hay email quấy rối, hãy xóa và tạo tài khoản khác. Đồng thời đừng quên nhắc nhở con bạn chỉ cung cấp tài khoản mới cho gia đình và một vài người bạn đáng tin cậy.
- Điều quan trọng hơn là nói với con của bạn rằng không trả lời email, tin nhắn và bài đăng thô lỗ hoặc quấy rối. Sau một thời gian, nếu sự việc vẫn tiếp diễn, hãy thu thập bằng chứng và tìm đến cơ quan chức năng để can thiệp và giải quyết triệt để.
2. Gạ gẫm và lừa đảo
John Shehan là Giám đốc của chương trình CyberTipline của Trung tâm Quốc gia về Trẻ em Mất tích và Bị bóc lột ở Alexandria, Virginia (Mỹ). Shehan cho biết cứ cứ 7 trẻ em thì có 1 trẻ bị gạ gẫm tình dục trực tuyến.
Việc tài khoản của trẻ bao gồm hình ảnh, sở thích và thông tin cá nhân khiến những kẻ có ý đồ xấu dễ dàng nắm bắt. Thủ đoạn thường thấy của "những kẻ săn mồi" là sử dụng danh tính giả và giả vờ quan tâm đến các ban nhạc, chương trình truyền hình, trò chơi điện tử theo sở thích của trẻ để tiếp cận.
Giải pháp đối phó với gạ gẫm và lừa đảo trên mạng
- Yêu cầu con của bạn không đăng tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, tên trường và các thông tin cá nhân khác khiến người lạ tìm thấy chúng.
- Nói với trẻ rằng không được gửi ảnh cho người lạ quen biết trên mạng.
- Tìm hiểu về các cài đặt quyền riêng tư của nền tảng xã hội mà con của bạn đang sử dụng, quản lý người có thể xem hồ sơ tài khoản của trẻ.
- Giải thích cho con của bạn hiểu rằng những người bạn qua Internet không thực sự đáng tin cậy. Vì thế, trẻ cần thông báo với cha mẹ, người lớn nếu có bất kỳ sự việc nào. Chẳng hạn như: hẹn gặp mặt, mượn tiền,...
3. Nội dung độc hại
Đối với nhiều bậc cha mẹ, điều tồi tệ nhất ở mạng xã hội là việc trẻ có thể tiếp xúc với những nội dung độc hại. Chẳng hạn như: giết chóc, bạo lực, khiêu dâm hay ma quỷ,...
Mới đây, TikTok cũng đã có tính năng mới giúp phụ huynh có thể kiểm soát con xem gì trên TikTok. Đó là tính năng "Lọc từ khóa trong video". Điều này cho thấy việc nội dung độc hại tràn lan trên mạng xã hội là việc mà rất nhiều phụ huynh lẫn người điều hành mạng xã hội quan tâm.
Giải pháp đối phó với nội dung độc hại trên mạng
- Nếu con bạn dưới 18 tuổi, thỉnh thoảng hãy xem lịch sử trình duyệt Internet để kiểm tra những trang web mà con bạn đang truy cập, nhằm xác nhận rằng chúng không tự tìm đến những nội dung xấu.
- Cài đặt phần mềm hỗ trợ để chặn các trang web khiêu dâm trên Internet.
- Tìm hiểu về các tính năng hỗ trợ trên nền tảng mạng xã hội mà con bạn sử dụng giúp quản lý vấn đề này. (tương tự như tính năng trên của TikTok).
4. Đe dọa danh dự
Internet không có phím "Xóa" hoàn toàn. Thực chất nội dung mà bạn đăng tải vẫn tồn tại theo cách nào đó. Nhiều người đăng hình ảnh, video hoặc ghi chú lên mạng và sau đó họ hối hận. Vì vậy, hãy thận trọng bất cứ khi nào bạn hay những đứa con của bạn muốn chia sẻ điều gì lên mạng.
Không chỉ vậy, có rất nhiều nhà tuyển dụng hiện nay xem qua hồ sơ mạng xã hội của ứng viên trước khi quyết định tuyển dụng họ. Vì vậy, Vì vậy, có những nội dung chưa chắc đã phù hợp cho tương lai của trẻ, dù biết rằng ai cũng từng có một tuổi trẻ "điên rồ".
Giải pháp đối phó với đe dọa danh dự trên mạng
- Giải thích rõ với con bạn rằng những nội dung đã đăng tải có thể bị người khác sao chép và lưu giữ lại. Vì thế, hãy luôn cân nhắc kỹ lưỡng những gì muốn chia sẻ lên mạng.
- Hướng dẫn con sử dụng tính năng tùy chỉnh giới hạn những người sẽ xem được bài đăng của chúng.
- Quan trọng nhất là nhắc nhở trẻ hạn chế chia sẻ công khai thông tin riêng tư cá nhân của bản thân nhiều nhất có thể.
Hi vọng bài viết từ Minh Tuấn Mobile mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích!
Internet