Các từ bị hạn chế khi đăng bài trên Facebook là những từ mang tính quảng cáo, mua bán, sử dụng ngôn ngữ gây hiểu nhầm cho người đọc.
Các từ ngữ bị Facebook cấm sẽ tuỳ theo từng lĩnh vực như: Y tế, tiền tệ tài chính, thành phần hoá học, chỉ đích danh ai đó, nội dung mang tính cam kết,... bên cạnh các từ ngữ cấm, hình ảnh cũng có quy tắc nhất định.
Các từ bị hạn chế khi đăng bài trên Facebook
Y tế, Sức khỏe
Tim, gan, xương khớp, viêm xoang, Collagen, thần dược, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh,...
Tiền tệ, Tài chính
Vay, vay vốn, vay tín chấp, vay tín dụng, tiền tệ, tài chính, lãi suất, thuế, cho vay vốn, giải ngân,...
Thành phần hoá chất, hoá học, tên các loại chất
Vitamin, Omega, chất xơ, Axit,... các thành phần dược liệu.
Danh xưng, Giới tính, Chủng tộc, Quốc gia
Ông này, bà kia, anh, em, chú, cô, dì, bác, nam giới, nữ giới, Anh, Pháp, Mỹ, Người da đen, Người dân tộc,...
Nội dung mang tính cam kết, hiệu quả
Cam kết hiệu quả, hiệu quả tức thì, không hiệu quả trả lại tiền, hiệu quả trong 6 tháng sử dụng, trị mụn, trị sẹo, chữa hói,...
Đào tạo nghề nghiệp, Cho thuê văn phòng/ nhà ở
Tuyển sinh, việc làm, đào tạo học viên, cho thuê,...
Camera theo dõi, Camera an ninh
Camera theo dõi, Camera an ninh.
Từ ngữ vi phạm bản quyền
Các thương hiệu lớn như: ADIDAS, NIKE, H&M, GUCCI, ZARA từ chối chạy quảng cáo tên và hình ảnh thương hiệu lên Facebook.
Quá 20% Text trong hình ảnh quảng cáo
Lỗi này không cho phép hình ảnh đăng tải có chứa số lượng từ ngữ quá 20%, điều này cần “Kiểm tra Text Facebook).
Lỗi so sánh
Trước khi, sau khi, Before, After.
Viết sai từ “Facebook”
Nếu bạn đã tuân thủ không dùng các từ bị cấm nhưng vẫn bị từ chối, thì chỉ còn 1 lý do duy nhất là bạn đã viết sai từ “Facebook” theo quy định của Facebook.
Lỗi Facebook
Đôi khi bạn không vi phạm chính sách, nhưng vẫn bị Facebook không phê duyệt thì có thể là Facebook đang nhầm lẫn lý do nào đó. Để giải quyết vấn đề này, bạn chỉ cần gửi mail để kiểm duyệt lại hoặc kiến nghị trực tiếp trên bài quảng cáo và chờ đợi kết quả.
Cách khắc phục
Đối với các sản phẩm về sức khoẻ: Quảng cáo nên để địa chỉ kinh doanh, đơn vị phân phối, không đăng bán sản phẩm trực tiếp.
Đối với các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp: Chỉnh sửa nội dung phù hợp, không quá nhạy cảm, nên tập trung vào đặc tính người thay vì công dụng của thuốc.
Đối với hình ảnh thương hiệu, bạn có thể dùng ứng dụng chỉnh ảnh đơn giản để che mờ Logo, tên thương hiệu trên sản phẩm.
Đối với nội dung bài viết, chỉ cần viết lách từ ngữ thì người đọc vẫn hiểu nhưng bài viết của bạn vẫn được phê duyệt.
Mong rằng thông qua bài viết này, bạn có thể dễ dàng hơn khi sử dụng tính năng quảng cáo của Facebook.
Top các từ bị hạn chế khi viết bài Content Facebook Facebook Ads