Nhiều đồn đón cho rằng Apple có thể sẽ sớm chuyển Mac sang sử dụng bộ xử lý ARM đã được lưu hành trong vòng một thập kỷ, tuy nhiên động thái này có nguồn gốc từ ba thập kỷ trước.
Vậy trong sự kiện WWDC 2020 này, liệu Apple có “chia tay” Intel và công bố phát triển dòng sản phẩm MacBook chạy ARM hay không? Cùng Minh Tuấn Mobile tìm hiểu nhé!
ARM, Acorn và Apple
ARM có nguồn gốc từ công ty Acorn của Anh. Mặc dù ít được biết đến ở Hoa Kỳ nhưng công ty này đã rất nổi tiếng ở Anh do đứng sau BBC Micro - một công ty sở hữu Commodore 64 64 được sử dụng rộng rãi ở nhiều trường học ở Vương Quốc Anh vào đầu những năm 80. Nhờ thành công ban đầu đó giúp Acorn có thể lên kế hoach cho tương lai.
Năm 1983, Dự án máy Acorn RISC đã được bắt đầu. RISC (Reduced Instruction Set Computer) là bộ xử lý không thể hoạt động với nhiều lệnh như CISC thông thường nhưng nó hoạt động nhanh hơn. Kết quả là tạo ra một bộ xử lý ít có khả năng hơn nhưng lại mạnh hơn rất nhiều, đủ mạnh và nhanh đến mức bù đắp cho yếu điểm yêu cầu trải qua nhiều bước để hoàn thành công việc.
Bên cạnh sức mạnh và tốc độ đó, RISC còn tiêu thụ ít năng lượng hơn – và đó là điều Apple quan tâm. Vào cuối những năm 1980, Apple bắt đầu làm việc với Acorn và sau đó vào ngày 27 tháng 11 năm 1990, hai công ty đã hợp tác với nhà sản xuất chip VLSI Technologies để thành lập một công ty được gọi là Advanced RISC Machines Ltd., trong đó Apple đã trả 3 triệu USD để sở hữu 43% công ty.
Cũng trong năm đó, ARM lo ngại mình bị gắn liền với việc sản xuất bộ xử lý cho một thiết bị, công ty đã bắt đầu cấp phép công nghệ của mình cho các công ty khác. Đây là một động thái khá lạ vào thời điểm đó, nhưng đây cũng là quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả thế giới công nghệ sau này.
Cuối năm đó, Texas Instruments đã trở thành khách hàng và trải tiền bản quyền cho ARM. Ngay sau đó, mọi người tại Texas Instruments đã thuyết phục Nokia tham gia ARM. Năm 1994, Nokia 6110 được phát hành.
Song song với việc mở rộng cấp phép cho nhiều công ty khác, lúc này chính chiếc Newton của Apple lại đang gặp phải vấn đề, thiết bị không bán được nhiều như kỳ vọng.
Apple lần đầu được ARM cứu cánh
Vào năm 1997, trước bờ vực phá sản Steve Jobs quay trở lại với tư cách CEO tạm thời. Ông đã đưa ra hàng loạt quyết định quan trọng đưa Apple vực dậy. Khi Apple dự kiến chỉ còn 90 ngày nữa sẽ phải tuyên bố phá sản, ông Jobs đã đạt một thỏa thuận bản lề với Microsoft, nơi công ty của Bill Gates chấp nhận đầu tư 150 triệu USD cho Apple.
Cùng với đó, ông Jobs đã quyết định hủy bỏ phát triển các sản phẩm như Newton và bán cổ phần công ty tại ARM, dẫn đến việc công ty chỉ còn sở hữu 14.8% cổ phần ARM vào tháng 2/1999, tương ứng khoản tiền 1.1 tỷ USD - cao gấp 365 lần so với khoản đầu tư ban đầu. Ít nhất, đó là một thành công rất lớn cho Apple trong thời điểm mà 165 công ty khác nhau dựa trên thiết kế bộ xử lý ARM riêng, bao gồm cả Apple.
Tuy Newton thất bại nhưng iPod đã xuất hiện vào năm 2001 cũng dựa trên ARM. Apple đã sử dụng bộ xử lý ARM trong thiết bị cực kỳ thành công đó.
ARM tiếp tục là cứu cánh cho iPhone
Lần thứ hai ARM cứu Apple là với iPhone. Mỗi một chiếc iPhone từ ngày đầu sản xuất đều sử dụng bộ xử lý ARM được thiết kế đặc biệt. Nhưng liệu có ai biết, khi iPhone được thiết kế vào giữa những năm 2000, Apple đã có mối quan hệ đặc biệt với Intel hay không? Ở thời điểm đó, Apple đã yêu cầu Intel sản xuất bộ xử lý cho iPhone. Sự thật là, nếu yêu cầu này hoàn tất, có lẽ người dùng chỉ nghe ARM ở đâu đó xung quanh các thiết bị như Internet of Things mà thôi.
Ở thời điểm đó, không hiểu tại sao Intel lại từ chối sản xuất bộ xử lý cho iPhone. Có khả năng Intel dự đoán iPhone chỉ bán được một số lượng hạn chế, trong khi chi phí phát triển bộ xử lý sẽ tốn kém, không sinh lợi. Và giờ đây, rõ ràng Intel sẽ phải hối hận khi mà bây giờ, Apple đã đi ngược lại tất cả mọi thứ mà Intel nghĩ đến. Vô tình, từ việc xem ARM là giải pháp thay thế, giờ đây Apple đã luôn gắn kết ARM với các thiết bị của mình.
Apple vào cuộc
iPhone ban đầu có rất nhiều thứ, nhưng sự thật là máy không đặc biệt nhanh. Công nghệ ARM về cơ bản là ổn, nhưng việc sản xuất dựa vào Samsung lại tạo ra điểm yếu. Kể từ đó, Apple đã học được rất nhiều điều.
Đến năm 2010, iPad đã được ra mắt và Apple được đồn đoán sẽ đàm phán để mua ARM. Vào thời điểm đó, ARM được định giá khoảng 8 tỷ USD. Không rõ liệu Apple có xem đó là mức giá quá cao hay không nhưng công ty đã rút lui. Thay vào đó, Softbank đã mua lại ARM vào năm 2012 và sở hữu đến bây giờ.
Sau khi về tay Softbank, ARM vẫn là một công ty thiết kế bộ xử lý hơn là sản xuất chúng. Họ vẫn hợp tác với các công ty công nghệ khác để tạo ra bộ xử lý ARM, bao gồm cả Apple. Không rõ công ty nghìn tỷ có từng hối hận việc từ chối mua ARM hay không nhưng ngay sau đó đã đầu tư rất nhiều vào các nhóm thiết kế bộ xử lý riêng để tùy biến sâu kiến trúc có sẵn.
Vào năm 2013, Apple đã bất ngờ trình làng iPhone 5s với bộ xử lý A7 64 bit. Thời điểm đó thậm chí công ty sản xuất chip di động hàng đầu Qualcomm còn chưa làm việc trên nền tảng 64 bit vậy mà Apple đã có đủ thời gian nghiên cứu và phát triển chúng thành một con chip hoàn chỉnh. Cũng có thể vì để Apple dẫn trước, trong năm 2014 Qualcomm đã quá vội vàng giới thiệu Snapdragon 810 64 bit với thất bại thảm hại vì lỗi quá nhiệt.
Dù bằng cách nào, các chip A-series sau đó của Apple đều dựa vào ARM. Về cơ bản, ARM đã giúp Apple có chỗ đứng vững chắc trong thị trường smartphone khi một chiếc iPhone luôn vượt trội hơn so với điện thoại Android có thông số kỹ thuật tương tự, mà nguyên nhân từ thiết kế bộ xử lý.
Và ngay cả với mẫu iPhone SE 2020 rẻ tiền nhất của Apple hiện nay cũng có thể tự tin tuyên bố nhanh hơn cả những thiết bị Android cao cấp.
Đã đến lúc "chia tay" với Intel
Apple đã sử dụng bộ xử lý ARM trong iPhone và iPad, nhưng công ty đến nay vẫn dựa vào bộ xử lý Intel cho máy Mac, từ máy tính xách tay đến máy tính để bàn. Vấn đề là, Intel đã có một số năm bị tụt lại phía sau trong việc phát triển bộ xử lý hiện đại.
Dù Apple đã chấp nhận trong thời gian qua nhưng rõ ràng công ty không đủ kiên nhẫn với Intel và buộc phải đưa ra những thiết kế bộ xử lý mà họ muốn - nơi bộ xử lý Intel có sẵn không phù hợp với yêu cầu. Có thể vì Intel có nhiều bộ xử lý khác nhau để giúp Apple tạo sự khác biệt giữa các mẫu MacBook Pro với các lựa chọn rẻ hơn như MacBook hay MacBook Air, nhưng khi Apple không cần tiết kiệm nữa, họ hoàn toàn có thể vượt qua trở ngại này.
Việc sử dụng ARM cho bộ xử lý trong máy Mac không chỉ giúp Apple giảm dần sự phụ thuộc vào Intel mà còn giúp công ty tiết kiệm chi phí, dễ dàng ra mắt các thiết bị mới theo đúng kế hoạch, cải thiện hiệu năng cũng như tăng đáng kể thời lượng pin cho những chiếc MacBook mỏng nhẹ.
ARM và Apple đã và đang chuẩn bị cho một bước chuyển mình lớn trên những chiếc máy Mac của mình. Vậy nên, việc loại bỏ Intel khỏi Mac và chuyển sang ARM được cho là “một trong những nỗ lực bí mật của Apple”. Hy vọng bước đi này sẽ mở ra một tương lai hoàn toàn mới, đánh bật sự thống trị của bộ xử lý x86 trên PC nhiều thập kỷ.
ĐẶT NGAY MACBOOK GIÁ RẺ
MUA IPHONE GIÁ RẺ
Apple ARM