Apple đã có một nước đi ‘trên cơ’ các leaker nhằm ngăn chặn thông tin mật của hãng bị rò rỉ ra ngoài trước thời gian công bố.
Theo tin tức, ngày 10/5 vừa qua, leaker có tiếng về thông tin của Apple là @Analyst941 đột ngột thông báo xóa tài khoản của mình. Lý do chính là nguồn tin trong của tài khoản này (được cho là chị/em gái) ở Apple đã bị sa thải. Tuy chưa có xác thực về tin này, những vụ việc vô tình trùng khớp với thông tin xác định nhân viên rò rỉ thông tin của Apple.
Nhiều nguồn tin chủ quan cho rằng những tin tức được cung cấp của mình sẽ không bị Apple ‘sờ gáy’. Nhưng thực tế, nhà Táo luôn có những biện pháp xác định được nguốn tin bị rò rỉ từ đâu.
Vậy Apple bảo vệ thông tin bằng cách nào?
Đầu tiên phải nói đến cách bố trí làm việc của nhân viên Apple. Mỗi cá nhân hoặc đội ngũ sẽ làm việc độc lập cho một bộ phận cụ thể của sản phẩm. Và những người khác cũng vậy, về cơ bản, họ không biết về nhau, không biết về đồng nghiệp nào của mình.
Sau một ‘sự cố’ ngoài ý muốn năm 2010 khi thiết bị mẫu của iPhone bị bỏ quên tại một quán bar, Apple đã lập tức siết chặt hơn về việc đem các mẫu thiết bị ra ngoài khi cần thiết. Các thông tin nội bộ cũng được Apple yêu cầu nhân viên bảo mật kỹ lưỡng, nếu trong trường hợp bị lộ, nhân viên có thể bị kiện hoặc bồi thường tài chính.
Mạng thông tin nội bộ của Apple cũng luôn trong tình trạng bảo mật cường độ cao. Theo các báo đưa tin, tất cả mọi thiết bị nhân viên sử dụng bao gồm cả ổ USB lẫn hoạt động truy cập mạng, luôn được Apple giám sát 24/7.
Apple truy vết nguồn thông tin rò rỉ
Tất nhiên, dù cho bảo mật cao đến mấy cũng không thể hoàn toàn cản những vô tình hoặc cố ý rò rỉ thông tin. Do đó, Apple luôn chuẩn bị sẵn cho mình quy trình để xác định nguồn rò rỉ.
Thông thường, những thông tin thường bị rò rỉ nhất là bản thiết kế, gồm bản vẽ, ảnh dựng, CAD,... nên Apple luôn chuẩn bị một số cách như sau:
Thứ nhất, trong mỗi bản thiết kế sẽ luôn có một watermark được chèn vào hình rất kín đáo và cực kỳ khó phát hiện bằng mắt thường. Chúng thường được dùng màu giống màu nền, sắp xếp ở những vị trí khác nhau trong ảnh để phân biệt mỗi bản sao gửi đến các nhân viên.
Tiếp đến là cách đặt tên file, Apple luôn đặt tên các file gần giống nhau. Khi gửi đến các nhân viên, Apple còn chèn cả watermark chứa dãy số kết nối đến mã của nhân viên nhận.
Apple còn cẩn thận chỉnh sửa font chữ cho từng file bản sao gửi đến các nhân viên. Vì vậy, nếu những thông tin này bỉ rò rỉ ra ngoài, chỉ cần dựa theo những ký tự trong bản thảo để truy vết nhân viên nào đã đẩy tin ra.
Đơn giản hơn, một số tài liệu sẽ in đậm hoặc in nghiêng một số ký tự bất kỳ. Điều này có thể để nhân viên Apple dễ nhận ra rằng mình có khả năng đang bị ‘đế ý.
Còn một cách phổ biến hơn, chính là cố tình đưa những thông tin sai lệch cho các nhân viên ở những bộ phận không liên quan. Cụ thể, như thời gian ra mắt, màu sắc, thông số,... sẽ dễ dàng bị thay đổi đề phòng rủi ro bị ‘leak’.
Cách các Leaker bị phát hiện
Thông thường, các leaker sẽ cóp nhặt thông tin có thể là những nguồn nội bộ của Apple. Nhưng sẽ ra sao nếu Apple cố tình đưa sai thông tin cho những bộ phận không liên quan?
Thế là a-lê-hấp, các leaker hấp tấp sẽ dễ dàng mắc bẫy của Apple. Và từ đó nhà Táo cũng dễ dàng truy vết ra nếu nguồn rò rỉ đến từ bên trong, bằng một trong những cách nêu trên.
Điều này chứng tỏ cho người dùng rằng Apple vẫn rất nổi tiếng với việc bảo mật thông tin gắt gao và quyết liệt.
Đừng quên theo dõi Minh Tuấn Mobile để không bỏ lỡ những tin tức mới nhất về công nghệ nhé!