MacBook Air của bạn có đang quá nóng không? Dưới đây là nguyên nhân khiến MacBook của bạn quá nhiệt và cách khắc phục điều đó.
Bạn có thể biết rằng MacBook Air của bạn đang quá nóng khi nó phát ra âm thanh giống như máy sấy tóc hoặc một chiếc lò nướng. Tùy thuộc vào kiểu máy, người dùng có thể làm nhiều cách khác nhau để ngăn máy Mac nóng lên quá mức. Nhưng nếu MacBook Air của bạn bị lỗi hoặc chúng không có bất kỳ quạt nào như các mẫu M1 và M2 thì máy tính của bạn có thể bị tắt đột ngột.
Có rất nhiều thủ thuật bạn có thể sử dụng để ngăn MacBook Air quá nhiệt. Theo định nghĩa của chúng tôi, quá nhiệt có nghĩa là rất nóng khi chạm vào nhưng chúng vẫn hoạt động. Vì vậy bạn nên sử dụng các gợi ý dưới đây để hạ nhiệt trước khi MacBook Air của bạn tự tắt.
Tại sao MacBook Air của tôi lại nóng như vậy?
Có nhiều nguyên nhân có thể làm cho MacBook Air của bạn nóng lên quá mức như sự tích tụ bụi trong lỗ thông hơi hoặc việc mở nhiều tab trình duyệt cùng một lúc. Đây là những vấn đề mà mọi máy tính đều gặp phải, nhưng các mẫu MacBook Air dường như gặp nhiều vấn đề quá nhiệt hơn.
MacBook Air kể từ năm 2020 rất dễ gặp các vấn đề quá nhiệt. Có khả năng vấn đề này là do thiết kế nhỏ gọn chỉ có một lỗ thông hơi duy nhất (nằm ở bản lề của màn hình) để hỗ trợ tản nhiệt.
Tệ hơn nữa khi các mẫu MacBook Air M1 và M2 thậm chí còn không có quạt, khiến chúng có khả năng bị quá nhiệt nếu bạn cố gắng tận dụng tối đa sức mạnh của các chip Apple silicon.
Các tác vụ xử lý chuyên sâu như hiển thị hiệu ứng video, chơi trò chơi hoặc mở quá nhiều tab trình duyệt sẽ ảnh hưởng đến bảng logic và bộ xử lý của máy Mac. Bo mạch sẽ tạo ra nhiệt khi nó hoạt động và nhiệt đó chỉ có một đường thoát ra. Apple đơn giản là không thiết kế những chiếc máy tính xách tay mỏng này cho các tác vụ đòi hỏi nhiều vi xử lý, đó là lý do tại sao MacBook Air dễ bị nóng như vậy.
Tuy nhiên, nếu quạt của bạn kêu to và nó đang nóng lên đến nhiệt độ đáng lo ngại, dưới đây là các cách làm mát MacBook Air của bạn.
1. Thay đổi môi trường của bạn
Nơi tốt nhất để sử dụng máy tính xách tay chắc chắn là không phải nằm trên đùi của bạn. Vì vậy hãy cố gắng sử dụng MacBook Air của bạn trên bề mặt phẳng và cứng, chẳng hạn như bàn làm việc để tạo sự thông gió tốt nhất và không làm cản trở quạt. Đồ nội thất mềm như gối hoặc nệm sẽ làm giữ nhiều nhiệt hơn và tạo ra bụi. Cả hai điều này đều có thể làm giảm khả năng tự làm mát của MacBook Air.
Bạn cũng nên tránh sử dụng máy Mac dưới ánh nắng trực tiếp vì lý do tương tự. Apple cho biết nhiệt độ môi trường lý tưởng cho MacBook Air của bạn là 50°F đến 95°F (hoặc 10°C đến 35°C).
2. Loại bỏ các ốp và vỏ bàn phím
Mặc dù MacBook của bạn có một lỗ thông hơi để tự làm mát khi nó quá nóng, tuy nhiên nó cũng giải phóng nhiệt thông qua vỏ và bàn phím. Đây chính là lý do tại sao bàn phím sẽ nóng lên khi máy Mac của bạn quá nóng, bởi vì chúng hoạt động như một cách khác để giải phóng nhiệt trên MacBook.
Vì lý do này, việc sử dụng ốp hoặc vỏ bọc bàn phím trên MacBook của bạn có thể khiến máy nóng lên thường xuyên hơn và có thể ngừng hoạt động nếu cứ tiếp diễn như vậy.
Vì vậy hãy loại bỏ bất kỳ vỏ hoặc bìa cứng nào khỏi MacBook Air của bạn và đảm bảo không có gì che phủ bàn phím. Điều này có thể sẽ giúp máy Mac của bạn điều chỉnh nhiệt độ tốt hơn và ngăn máy quá nóng trong thời gian tới.
3. Loại bỏ phần mềm tiêu hao nhiều CPU
Nếu như môi trường vật lý của bạn có vẻ ổn, thì rất có thể nguyên nhân khiến MacBook Air của bạn đang nóng lên là do nó đang cố gắng thực hiện quá nhiều tác vụ cùng một lúc. Hãy tìm hiểu chính xác những quy trình nào đang khiến máy Mac của bạn quá nhiệt bằng cách khởi chạy ứng dụng Activity Monitor từ thư mục Utilities của bạn (hoặc tìm kiếm nó bằng Spotlight với Cmd + Space).
Trong Activity Monitor, hãy chuyển đến tab CPU và nhấp vào cột % CPU để sắp xếp mọi quy trình theo thứ tự giảm dần - dựa trên phần trăm công suất xử lý khả dụng mà nó đang sử dụng.
Điều này sẽ chỉ ra các ứng dụng hoặc quy trình cụ thể sử dụng quá nhiều CPU (90% trở lên) mà không có lý do. Đôi khi, điều này xảy ra khi ứng dụng gặp sự cố và không tắt đúng cách. Bạn có thể khắc phục điều đó bằng cách chọn quy trình và buộc thoát khỏi quy trình bằng nút Dừng (Stop) (X) ở trên cùng.
Rất nhiều người dùng MacBook Air cho biết rằng Google Chrome là một ứng dụng tiêu hao rất nhiều CPU. Nếu đúng như vậy, bạn có thể cân nhắc chuyển sang Safari hoặc Mozilla Firefox.
Bạn cũng nên giảm số lượng mục đăng nhập khởi động khi bạn đăng nhập vào máy Mac. Hãy mở menu Apple và đi tới Tùy chọn hệ thống (System Preferences) > Người dùng & Nhóm (Users & Groups), sau đó chọn hồ sơ của bạn và mở tab Mục đăng nhập (Login Items) để xóa ứng dụng.
Lưu ý: Không sử dụng Activity Monitor để thoát khỏi bất kỳ quy trình nào nếu bạn không biết chúng dùng để làm gì. Rất có thể đó là điều cần thiết để macOS hoạt động bình thường.
4. Cập nhật macOS và đặt lại SMC
Ngay cả khi không có bất kỳ ứng dụng cụ thể nào khiến MacBook Air của bạn quá nóng, bạn vẫn có thể gặp phải sự cố liên quan đến phần mềm. Điều này có thể là do lỗi trong hệ điều hành. Thông thường, tất cả những gì bạn cần làm là cập nhật lên phiên bản macOS mới nhất để khắc phục những sự cố này.
Mở menu Apple và đi tới Tùy chọn hệ thống (System Preferences) > Cập nhật phần mềm (Software Update) để kiểm tra các bản cập nhật macOS mới. Hãy đảm bảo tải xuống và cài đặt bất kỳ phần mềm nào có sẵn cho máy Mac của bạn.
Có khả năng Apple vẫn đang làm việc trên một bản vá cho một lỗi cụ thể mà bạn đang gặp phải. Bạn nên bật tùy chọn Tự động cập nhật máy Mac của tôi (Automatically keep my Mac up to date) hoặc tự mình kiểm tra các bản cập nhật.
Bạn cũng nên đặt lại SMC (System Management Controller) trên máy Mac của mình, bạn có thể thực hiện bằng cách khởi động lại một số mẫu MacBook sau khi cập nhật. Một vấn đề với nó có thể giải thích tại sao MacBook Air của bạn không sử dụng quạt để tự hạ nhiệt đúng cách.
5. Kiểm tra quạt trên thiết bị của bạn
Nếu các vấn đề của bạn rõ ràng hơn và MacBook Air của bạn thường xuyên tắt, bạn có thể cần phải kiểm tra quạt của mình. Đôi khi, bạn rõ ràng có thể nghe thấy sự cố xảy ra với quạt của mình nếu quạt chạy không bình thường và kêu chói tai, nhưng không phải tất cả các hỏng hóc của quạt đều rõ ràng để nhận biết.
Nếu bạn đang sở hữu một chiếc MacBook Air silicon của Apple (với chip M1 hoặc M2 bên trong nó), thì bạn sẽ không có bất kỳ quạt nào, vì vậy bạn có thể bỏ qua bước này. Đối với những người khác, hãy tìm hiểu cách kiểm tra quạt của bạn dưới đây.
Bạn có thể kiểm tra quạt trên MacBook Air của mình bằng phần mềm chẩn đoán tích hợp sẵn. Nếu MacBook Air của bạn được sản xuất trước tháng 6 năm 2013, nó sẽ sử dụng Apple Hardware Test. Đối với các thiết bị gần đây hơn, nó sẽ sử dụng Apple Diagnostics.
Tuy nhiên cả hai bài kiểm tra chẩn đoán đều khá giống nhau và bạn có thể truy cập chúng theo cùng một cách:
1. Tắt máy Mac của bạn và kết nối cáp nguồn.
2. Nhấn nút nguồn để khởi động lại máy Mac, sau đó nhấn và giữ phím D.
3. Chọn một ngôn ngữ (nếu được nhắc), sau đó làm theo hướng dẫn trên màn hình.
Trên các máy Mac mới hơn, Apple Diagnostics sẽ tự động bắt đầu kiểm tra. Các máy Mac cũ hơn sẽ sử dụng Apple Hardware Test, nó cung cấp cho bạn tùy chọn kiểm tra cơ bản (Basic) hoặc kiểm tra chuyên sâu (Thorough). Thử nghiệm cơ bản phải đủ để phát hiện các sự cố của quạt.
Sau khi chẩn đoán xong, hãy ghi lại mọi mã lỗi hoặc thông tin khác mà bạn nhận được. Bạn có thể cần phải cung cấp những mã này cho Apple nếu bạn đặt lịch hẹn với Genius Bar để sửa chữa máy Mac của mình.
6. Luôn bật quạt của bạn
Nếu MacBook Air của bạn liên tục quá nóng và bạn loay hoay không biết lý do tại sao, bạn có thể sẽ cần cài đặt một ứng dụng cho phép bạn ghi đè tốc độ quạt theo cách thủ công. Bằng cách đó, bạn có thể giữ cho quạt luôn hoạt động ngay cả khi máy Mac của bạn thường không làm như vậy. Và tương tự, bạn có thể bỏ qua bước này nếu MacBook Air của bạn không có bất kỳ quạt nào.
Tất nhiên, điều này có thể khiến quạt của bạn nhanh hư hỏng hơn. Tuy nhiên, việc thay thế một chiếc quạt trong MacBook Air sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc thay thế bảng mạch logic nếu nó bị chết vì quá nóng.
Ứng dụng tốt nhất để sử dụng là Macs Fan Control - một tiện ích miễn phí nằm trong thanh menu của bạn. Nó cung cấp các điều khiển dễ dàng để bỏ qua các quy tắc mặc định về việc sử dụng quạt, hãy chọn luôn bật hoặc điều chỉnh phạm vi nhiệt độ chấp nhận được.
Tải xuống: Macs Fan Control cho macOS (Có sẵn phiên bản cao cấp, miễn phí)
7. Làm mát và vệ sinh máy tính xách tay
Đó là phương pháp cuối cùng, đặc biệt là đối với một chiếc máy hiện đại và thời trang như MacBook Air, đôi khi bạn phải cắn răng mua một bộ làm mát máy tính xách tay cho MacBook Air của mình. Đây không chỉ là giá đỡ của MacBook thông thường, thêm vào đó nó sẽ nâng MacBook của bạn lên và sử dụng thêm quạt để thông gió tốt hơn.
Nếu bạn sử dụng MacBook Air ở nhà trong hầu hết thời gian thì việc trang bị một bộ làm mát máy tính xách tay phù hợp có thể là giải pháp đơn giản nhất để tránh các vấn đề quá nóng. Điều này sẽ lý tưởng hơn nếu bạn kết hợp MacBook của mình với màn hình và bàn phím, khi đó bạn có thể đặt máy làm mát sang một bên.
Nếu máy Mac của bạn cũ hơn và quạt phải quay nhiều hơn so với trước đây, bạn có thể phải làm sạch nó. Điều này liên quan đến việc mở vỏ máy tính xách tay và để lộ tất cả các linh kiện tinh vi bên trong.
Việc này rất dễ dẫn đến hư hỏng vĩnh viễn cho MacBook của bạn, vì vậy có lẽ bạn nên thuê một chuyên gia. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tự mình làm sạch bụi trên MacBook, hãy chú ý làm thật kỹ lưỡng hơn lúc bình thường.
Bất kỳ máy tính nào cũng có thể gặp sự cố quá nhiệt
Chúng tôi đã chỉ cho bạn những cách ngăn MacBook Air của bạn quá nhiệt. Vấn đề này thường xảy ra với chủ sở hữu máy Mac, đặc biệt là những người sử dụng MacBook Air 2020 vì những máy Mac này không có các tùy chọn thông gió. Tuy nhiên MacBook Air không phải là máy tính duy nhất quá nóng.
Hãy thử ngay các mẹo chúng tôi đã hướng dẫn ở trên để khắc phục sự cố quá nhiệt trên MacBook Air của bạn nhé. Chúc bạn thành công.
Nguồn:
Makeuseof
Mac MacBook MacBook Air MacBook Air M1 MacBook Air M2