Mức nhiệt độ cảm nhận của các app thời tiết trên điện thoại sẽ dựa trên nhiều yếu tố để đo, nên các chỉ số trên app có thể cao hơn với nhiệt độ thực tế.
Các chỉ số “Feels like” hay “Real feel” trên các ứng dụng thời tiết hiển thị là nhiệt độ cảm nhận của thiết bị, nên nhiệt độ này có thể cao hơn 10 độ C so với nhiệt độ thực tế.
Theo Weather cho biết nhiệt độ ngoài trời ở TP. HCM là 30 độ C, nhưng chỉ số nhiệt độ cảm nhận lại lên đến 35-37 độ C, một số ứng dụng khác cũng có chỉ số tương tự.
Người dùng có thể so với nhiệt độ thực tế, nhiệt độ cảm nhận dựa trên sức gió, độ ẩm và các yếu tố khác sẽ làm ảnh hưởng đến cảm nhận của nhiệt độ cơ thể, nhưng đây không phải là con số phản ánh chính xác so với nhiệt độ môi trường bên ngoài.
Tuy nhiên, theo bảng quy đổi nhiệt độ và độ ẩm thành nhiệt cảm nhận, mùa hè nhiệt độ tuy ở mức 30-32 độ C nhưng nhiệt độ cảm nhận có thể rơi vào khoảng 40-42 độ C, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Vì thế, khi xem nhiệt độ thời tiết trên các ứng dụng, người dùng cũng nên kết hợp nhiệt độ cảm nhận cơ thể trên môi trường thực tế, để kịp thời điều chỉnh hoạt động khi thời tiết nắng nóng bắt đầu.