Sự ra đời của MagSafe trên dòng iPhone 12 Series đã khiến cho sạc không dây như một công nghệ cốt lõi cho điện thoại thông minh, nhưng không phải ai cũng biết công nghệ này hoạt động như thế nào. Dưới đây là những điều bạn cần biết về hệ thống sạc không dây và cách Apple sử dụng chúng.
Khi mà thị trường công nghệ đã quá quen với việc cắm cáp sạc vào các cổng để sạc thiết bị, việc tạo ra sạc không dây đã trở nên hữu ích vì nhiều lý do khác nhau. Từ việc có thể sạc mà không cần phải vất vả để cắm cáp, sạc dễ dàng hơn nhờ sự kỳ diệu của nguồn điện được truyền mà không cần sử dụng dây.
Với việc Apple áp dụng công nghệ này trong dòng sản phẩm iPhone của mình, công nghệ sạc không dây ngày càng trở nên phổ biến hơn trên thị trường. Bên cạnh các nhà sản xuất smartphone, các bộ sạc không dây khác cũng được sản xuất nhờ nhiều nhà cung cấp khác nhau với mức giá khá đang dạng.
Trong bài viết này, Minh Tuấn Mobile sẽ giải thích cho bạn sạc không dây là gì, nguyên tắc hoạt động như thế nào và cách Apple sử dụng công nghệ này trong các sản phẩm của mình.
Sạc cảm ứng là gì?
Về cốt lõi, sạc không dây hiện đại dựa trên các đặc tính của từ trường và khả năng ảnh hưởng của chúng đến những thứ nhạy cảm với nam châm khác. Ví dụ đơn giản nhất về điều này là một nam châm đi qua một cuộn dây, với sự chuyển động của nam châm tạo ra dòng điện trong dây, có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho một bóng đèn nhỏ.
Sạc cảm ứng tuân theo nguyên tắc tương tự nhưng tiến xa hơn một bước. Sạc cảm ứng sử dụng hai cuộn dây, trong đó dòng điện chạy qua một cuộn dây sẽ tạo ra từ trường, có thể tạo ra dòng điện trong cuộn dây thứ hai gần đó. Thay vì sử dụng nam châm để tác động vào cuộn dây mà không chạm vào nó, sạc cảm ứng sử dụng cuộn dây của chính nó, nhờ sự chạy qua của dòng điện có thể tạo ra từ trường. Nếu đủ gần, từ trường được tạo ra bởi dòng điện trong một cuộn dây có thể tạo ra dòng điện trong cuộn dây thứ hai gần đó.
Trong khoảng cách ngắn, các hệ thống như vậy khá hữu ích, nhưng dòng điện của cuộn dây "nhận" sẽ luôn thấp hơn cuộn dây "truyền". Những điều này có thể được khắc phục bằng cách tăng kích thước cuộn dây và tăng công suất.
Đối với các thiết bị tiêu dùng, điều này đã dẫn đến một hệ thống trong đó chân sạc, chân đế hoặc điểm khác bao gồm một cuộn dây, có thể tương tác với một cuộn dây khác có trong thiết bị chủ, như điện thoại thông minh. Các cuộn dây thường có kích thước từ kích thước của một đồng xu lớn hoặc có thể lên đến 2 inch, tùy thuộc vào phần cứng. Ngược lại, khoảng cách giữa hai cuộn dây có xu hướng nhỏ hơn một cm, được ngăn cách bằng nhựa hoặc các vật liệu khác không bị ảnh hưởng bởi từ trường.
Tất nhiên, hệ thống có thể được mở rộng, áp dụng cho những thiết bị lớn hơn sử dụng nguồn điện lớn, chẳng hạn như cho phép một chiếc ô tô điện được sạc từ khoang đỗ xe được trang bị một cuộn dây lớn hơn, điều này có thể hữu ích trong Apple Car trong tương lai.
Lịch sử của sạc không dây
Có khá nhiều tiêu chuẩn khác nhau dành cho công nghệ sạc không dây, tuy nhiên chúng ta sẽ chỉ đề cập đến hai nhóm tiêu chuẩn chính hoạt động trên các hệ thống sạc không dây cạnh tranh. Wireless Power Consortium(WPC) đã cung cấp hệ thống sạc Qi từ năm 2008 và công nghệ PMA do Power Matters Alliance (PMA) và Airfuel Alliance, được cấp phép bởi Powermat.
Mỗi nhóm đều có sự hỗ trợ và công nghệ của họ được các công ty khác nhau, chẳng hạn như Google, Samsung và các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác sử dụng chuẩn Qi, trong khi PMA lại được dùng bởi các công ty như AT&T, Duracell và Starbucks.
Vì hai tiêu chuẩn có mâu thuẫn với nhau, nên có một số vấn đề tương thích giữa hai tiêu chuẩn này, nhưng về cơ bản chúng giống nhau về khái niệm và cách thực hiện. Sự khác biệt thực sự duy nhất ngăn chúng hoạt động với nhau là sử dụng các dải bước sóng khác nhau cho từ trường và phần mềm.
Cuộc chiến công khai về sạc không dây diễn ra với những người ủng hộ các tiêu chuẩn khác nhau. Trong khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh chọn Qi để hỗ trợ cho các thiết bị di động, thiết bị rõ ràng nhất sử dụng sạc không dây thì ở phía bên kia chiến tuyến, PMA được ưa chuộng bởi các doanh doanh nghiệp, Duracell là một cái tên quan trọng. Starbucks cũng đã làm được điều đó bằng cách triển khai các điểm sạc hỗ trợ PMA trên khắp Hoa Kỳ.
Mặc dù Qi có vị trí dẫn đầu so với PMA nhưng mọi thứ vẫn không thay đổi cho đến năm 2017, khi Apple quyết định tham gia WPC với tư cách là thành viên. Vào thời điểm đó, nhiều tin đồn cho rằng iPhone 8 sẽ có sạc không dây, một tin đồn sẽ được xác nhận vào cuối năm đó cùng với iPhone X có hỗ trợ Qi.
Với sự tham gia của Apple, mọi thứ nghiêng về phía Qi nhiều hơn, đến mức một bản cập nhật phần mềm đã được tung ra cho các tấm sạc Starbucks Powermat để làm cho chúng tương thích với Qi vào cuối năm 2017, tiếp theo là Powermat chính thức tham gia WPC vào năm 2018.
Kể từ đó, Qi thực tế đã trở thành công nghệ thống trị được sử dụng cho sạc không dây di động. Phần lớn các phụ kiện cũng như hầu hết các thiết bị di động cung cấp tính năng này. Đối với người tiêu dùng, điều này làm cho mọi thứ dễ dàng hơn đáng kể khi sử dụng phần cứng sạc không dây mà không cần phải nghiên cứu trước nhiều.
Lịch sử sạc không dây của Apple
Mặc dù iPhone của Apple là sản phẩm chính thu hút sự chú ý của công chúng, nhưng nó không phải là sản phẩm đầu tiên sử dụng công nghệ này. Apple Watch đã cung cấp khả năng sạc không dây từ thế hệ đầu tiên vào năm 2015, đi trước iPhone tận 2 năm.
Sử dụng miếng sạc nhỏ đi kèm, dòng đồng hồ thông minh này có thể được sạc trong vòng vài giờ hoặc để qua đêm và sẵn sàng để đeo vào buổi sáng. Việc sạc qua đêm cũng cho phép sử dụng chế độ Nightstand, chế độ này sẽ xoay thời gian trên màn hình 90 độ để có thể nhìn rõ hơn trong khi sạc.
Mặc dù công nghệ cốt lõi được sử dụng để sạc không dây Apple Watch cơ bản giống với sạc không dây Qi về mặt cơ học, nhưng bạn không thể sử dụng bộ sạc Qi để sạc lại Apple Watch. Có những bộ sạc trên thị trường có cả đế sạc cho iPhone và một miếng đệm cho Apple Watch, nhưng bạn không thể chuyển đổi hai điểm sạc đó.
AirPower - Sản phẩm gây nuối tiếc nhất của Apple
Được giới thiệu tại sự kiện ra mắt iPhone 2017, AirPower hứa hẹn sẽ có một tấm lót sạc loại bỏ các quy tắc thông thường của sạc không dây. Thay vì cần đặt iPhone ở một vị trí cụ thể trên tấm đệm, việc sử dụng nhiều cuộn dây sẽ cho phép bạn đặt điện thoại thông minh ở bất kỳ đâu mà không phải lo lắng về các vấn đề căn chỉnh. AirPower cũng có khả năng sạc ba thiết bị cùng lúc, bao gồm iPhone, Apple Watch và hộp sạc AirPods, theo bất kỳ thứ tự và hướng nào.
Tuy nhiên, những rắc rối trong quá trình phát triển, bao gồm giới hạn nhiệt, giới hạn công suất sạc và nguy cơ hỏa hoạn đã khiến thiết bị này không thể trở thành hiện thực. Vào tháng 9 năm 2018, Apple đã xóa tất cả các đề cập đến AirPower khỏi trang web của mình và sau đó "ngầm xác nhận" rằng họ đã hủy bỏ dự án này.
Tuy nhiên, có thể cho rằng thiết bị này là tiền đề cho mẫu sạc không dây đa thiết bị có tên là MagSafe Duo, một miếng đệm có thể gập lại cung cấp khả năng sạc và cấp nguồn dựa trên MagSafe cho Apple Watch.
MagSafe
Trước đây MagSafe là tên được sử dụng cho cơ chế từ tính để gắn cáp sạc vào MacBook, Apple đã hồi sinh thương hiệu MagSafe cho hình thức sạc không dây nhưng đã được sửa đổi. Công nghệ này được giới thiệu cùng với iPhone 12, MagSafe là phiên bản cải tiến của hỗ trợ sạc Qi hiện có, bổ sung thêm các vòng nam châm vào thiết bị.
Bằng cách bao quanh cuộn dây sạc bên trong iPhone bằng nam châm, điều này có nghĩa là việc căn chỉnh chính xác cuộn dây trong iPhone với bộ sạc được hỗ trợ sẽ dễ dàng hơn vì bộ sạc MagSafe sẽ gắn vào đúng vị trí.
Một lợi thế khác là Apple cho phép MagSafe hoạt động ở mức công suất cao hơn, tăng từ mức hỗ trợ 7.5W của bộ sạc Qi và cho phép sạc tới 15W trên các mẫu iPhone 12 lẫn iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max, hoặc tối đa 12W trên iPhone 12 Mini. Để làm được điều này, hệ thống yêu cầu sử dụng cả bộ sạc tương thích với MagSafe và bộ chuyển đổi nguồn 20W trở lên.
Vì MagSafe vẫn hỗ trợ bộ sạc Qi, nó sẽ tiếp tục hoạt động với bất kỳ miếng sạc Qi nào hiện có mà người dùng có thể đã sở hữu. Như một lợi ích bổ sung, việc tích hợp nam châm ở mặt sau của iPhone có nghĩa là các phụ kiện từ tính có thể dễ dàng được đặt và tháo ra. Các sản phẩm của Apple bao gồm ví da, bao da có thể gắn vào mặt sau của iPhone 12 Series, màn hình sẽ hiển thị thông báo với màu sắc khi gắn.
Những sản phẩm nào của Apple sử dụng sạc không dây?
Có ba danh mục sản phẩm của Apple mà bạn có thể sử dụng sạc không dây, bao gồm iPhone, Hộp sạc không dây AirPods và Apple Watch. Trong số ba loại này, Apple Watch có những lưu ý quan trọng nhất, đó là bạn chỉ có thể sử dụng bộ sạc Apple Watch được Apple phê duyệt, chẳng hạn như bộ sạc riêng của nó. Điều này áp dụng cho tất cả các mẫu Apple Watch cho đến nay và có thể trong tương lai cho đến khi Apple đưa ra cách tốt hơn để cung cấp năng lượng cho thiết bị này.
Nếu đang sở hữu iPhone có hỗ trợ sạc không dây hoặc AirPods loại sạc không dây, bạn có thể sử dụng bất kỳ tấm sạc nào được chứng nhận Qi để sạc. Đối với iPhone, bạn cần đặt điện thoại ngửa hoặc hướng ra ngoài trên bộ sạc loại đứng, để cuộn dây ở mặt sau càng gần với bộ sạc càng tốt.
Với hộp sạc của tai nghe AirPods, bạn cần đóng nắp. Nếu muốn sạc đồng thời cả AirPods và hộp sạc, bạn có thể thực hiện bằng cách để AirPods bên trong hộp, và bạn cũng có thể sạc hộp khi đang sử dụng AirPods hoặc AirPods Pro.
Sạc không dây khả dụng trên tất cả các mẫu iPhone từ iPhone X và iPhone 8 trở lên, bao gồm cả iPhone SE thế hệ thứ hai (iPhone SE 2020). Tất cả sẽ hỗ trợ tốc độ sạc lên đến 7.5W với bộ sạc tương thích.
Đối với iPhone 12, iPhone 12 Pro, iPhone 12 Pro Max và iPhone 12 Mini, các thiết bị này được trang bị MagSafe, có nghĩa là chúng hỗ trợ cả bộ sạc Qi và MagSafe. Khi được gắn vào MagSafe, chúng có thể sạc ở mức tối đa 15W trong điều kiện lý tưởng, nhưng sẽ trở lại 7.5W khi sử dụng bộ sạc không phải MagSafe.
Một số điều lưu ý khi sử dụng sạc không dây
Đầu tiên, sự liên kết là rất quan trọng. Vị trí tối ưu của thiết bị trên đế sạc sẽ giúp tiếp nhận điện năng tốt hơn và thời gian sạc nhanh hơn so với các thiết bị đặt lệch. Vì quá trình sạc chỉ diễn ra khi có đủ sự căn chỉnh, nên có khả năng iPhone sẽ không sạc lại nếu đặt nó không đúng cách.
Thông thường, việc đặt iPhone trên bộ sạc không dây sẽ đi kèm tiếng chuông thông báo và màn hình bật sáng, cho thấy thiết bị đang bắt đầu sạc lại. Hãy để ý đến những điều này mỗi khi bạn đặt thiết bị xuống tấm đế sạc để đảm bảo thiết bị đang nhận năng lượng. Tuy nhiên, đây không phải là đối với MagSafe do vòng nam châm của nó sẽ tự động căn chỉnh chính xác.
Vì khoảng cách là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sạc không dây nên cần đảm bảo càng ít vật liệu càng tốt giữa hai cuộn dây sạc. Cần hạn chế các phụ kiện đi kèm thiết bị khi sử dụng sạc không dây. Bạn cần tháo ốp lưng khỏi iPhone của bạn, đặc biệt nếu ốp lưng làm bằng kim loại vì chúng có thể ảnh hưởng đến việc sạc không dây.
Bạn cũng có thể thấy iPhone có thể hơi ấm sau một thời gian dài sạc. Điều này là bình thường và Apple đưa ra một giới hạn phần mềm có thể ngừng sạc vượt quá 80% nếu pin quá nóng như một cơ chế an toàn.
Bạn sẽ không thể sử dụng đồng thời cả sạc có dây và không dây cho một thiết bị để tăng tốc độ sạc. Apple vô hiệu hóa tính năng sạc không dây khi sử dụng cổng Lightning, vì vậy bạn sẽ phải ngắt mọi kết nối vật lý trước đó.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng sạc không dây không phải là cách hiệu quả nhất để sạc iPhone của bạn. Nếu bạn tốc độ sạc nhanh nhất, hãy sạc qua cổng Lightning.
Xem thêm:
iPhone MagSafe