Hiện nay có nhiều kiểu thiết kế mẫu mã dành cho điện thoại di động, với hàng loạt công dụng và điều kiện sử dụng khác nhau.
Trong bài viết sau đây, Minh Tuấn Mobile sẽ liệt kê các thiết kế trên di động và máy tính bảng phổ biến nhất, cũng như cấu tạo và công dụng cho từng loại thiết kế trong cuộc sống hằng ngày của người dùng.
Các kiểu thiết kế trên di động và máy tính bảng
Tùy thuộc vào môi trường áp dụng và đối tượng người dùng, mỗi điện thoại di động hay các thiết bị nói chung có dạng thiết kế khác nhau.
Thiết kế nguyên khối (Unibody)
Với thiết kế này, vỏ điện thoại được làm từ một khối vật liệu duy nhất. Điện thoại dạng này thường sử dụng nhôm hoặc thép không gỉ. Đặc biệt nhất, pin thường được tích hợp và không thể tháo rời.
Thiết kế nguyên khối giúp thiết bị chắc chắn, bền, tản nhiệt tốt, thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, điện thoại dạng này khó sửa chữa, không thể thay pin dễ dàng.
Thiết kế khung kim loại và mặt lưng (Frame & Back panel)
Thiết bị với thiết kế này có khung viền bằng kim loại, đồng thời mặt lưng có thể làm từ kính, nhựa hoặc kim loại. Kiểu thiết kế thiết bị như trên cho phép sử dụng vật liệu đa dạng và thiết kế linh hoạt hơn, cũng như dễ dàng thay thế mặt lưng hơn nếu chẳng may bị hỏng hóc.
Thiết kế kính sandwich (Glass sandwich)
Mặt trước và mặt sau của thiết bị dạng này đều làm bằng kính, trong khi khung viền thì thường được làm bằng kim loại. Loại thiết bị này thường cho phép sạc không dây và tăng tính thẩm mỹ, thế nhưng rất dễ vỡ nếu bị rơi nên người dùng cần tuyệt đối cẩn trọng khi sử dụng.
Thiết kế module
Đây là dạng thiết kế không thường gặp. Nó cho phép người dùng thay đổi các bộ phận như camera, pin, loa của thiết bị. Với tính năng này, thiết bị được tăng tính linh hoạt và cả tuổi thọ.
Thiết kế vỏ nhựa
Đúng như tên, điện thoại dạng này có toàn bộ vỏ ngoài làm từ nhựa. Ưu điểm của loại này là nhẹ, giá thành thấp, dễ sản xuất, thường thấy ở các loại điện thoại giá rẻ hoặc tầm trung.
Ngoài ra, điện thoại vỏ nhựa thường có xu hướng pin rời, tức người dừng hoàn toàn có thể dễ dàng tháo lắp, thay pin ngay tại chỗ bằng tay.
Thiết kế gập (Foldable)
Sử dụng màn hình linh hoạt có thể gập lại (gập 2 hay thậm chí gập 3). Nhờ tính năng này, màn hình của thiết bị có kích thước lớn hơn thông thường, ngược lại thiết bị thường khá nhỏ gọn, dễ cầm nắm hoặc bỏ túi. Mới nhất gần đây, Samsung Galaxy Z Fold6 là một ví dụ điển hình.
Thiết kế trượt (Slider)
Khác với "fold", điện thoại thiết kế trượt cho phép phần màn hình có thể trượt để hiện bàn phím hoặc các thành phần khác. Tuy vậy, dạng điện thoại này đang dần biến mất trên thị trường trong nhiều năm trở lại đây.
Thiết kế chống nước
Điện thoại dạng này sử dụng các phương pháp đặc biệt để ngăn nước xâm nhập. Ví dụ như với Apple, các mẫu từ iPhone 7 trở đi đến mới nhất là iPhone 15 đều có khả năng chống nước theo chuẩn IP67 hoặc IP68.
Tính năng này thường được kết hợp với thiết kế nguyên khối hoặc khung kim loại + mặt lưng để đảm bảo tối ưu hóa sự xâm nhập của không chỉ nước, mà còn bụi bẩn, dị vật từ môi trường ngoài vào bên trong thiết bị.
Thiết kế siêu bền (Rugged)
Điện thoại dạng này tập trung vào độ bền, chống sốc, chống nước, thường có lớp vỏ bọc dày và góc cạnh được gia cố. Dạng thiêt bị siêu bền được tạo ra nhằm ứng dụng nhiều nhất trong các ngành công nghiệp nặng hoặc môi trường khắc nghiệt.
Thiết kế điện thoại iPhone Thiết kế iPhone