Tết Nguyên Tiêu rơi vào ngày rằm tháng Giêng, là ngày lễ lớn đầu tiên của năm, mọi nhà thường có thói quen chay giới để mong cầu bình an.
Tết Nguyên Tiêu là một dịp lễ quan trọng đối với người Việt, nhất là những người theo Phật giáo và cộng đồng người Hoa. Trong ngày này, ở mỗi địa phương, dân tộc sẽ có một truyền thống khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng Minh Tuấn Mobile tìm hiểu xem Tết Nguyên Tiêu là gì và cúng sao cho đúng.
Tết Nguyên Tiêu là gì?
Tết Nguyên Tiêu là tên gọi của ngày rằm tháng Giêng, là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Từ Nguyên nghĩa là thứ nhất, từ Tiêu nghĩa là đêm. Ngoài ra, ngày này còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, để phân biệt với Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười).
Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ quan trọng với người Phật giáo. Vào ngày này, mỗi gia đình thường bày một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, ông bà tổ tiên và câu mong năm mới an lành, nhiều tài lộc.
Đây cũng là dịp để người dân lên chùa cầu bình an, cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành. Nhiều nơi còn có những lễ hội, hoạt động đặc sắc như rước đèn, múa lân, sư rồng, đố chữ, thư pháp, thư họa, ca kịch cổ truyền,...
Cúng Tết Nguyên Tiêu thế nào cho đúng?
Cúng Tết Nguyên Tiêu có thể được thực hiện vào ngày 14 hoặc 15 tháng Giêng âm lịch, tùy theo điều kiện và thời gian của mỗi gia đình. Thời gian cúng có thể là từ sáng sớm ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng.
Mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu thường gồm có thịt gà, xôi gấc hoặc bánh chưng, giò, chả, rau xào và các món ăn khác tùy theo sở thích và kinh tế của gia đình. Ngoài ra còn có hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu. Mâm cỗ cúng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy, quan trọng là tùy tiền biện lễ, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.
Cúng Tết Nguyên Tiêu có thể bao gồm cúng Phật, cúng Thổ công, cúng Thần tài, cúng Gia tiên,... tùy theo tín ngưỡng và phong tục của mỗi gia đình. Sau khi cúng xong, gia chủ có thể phát chia một phần cỗ cúng cho người thân, hàng xóm, bạn bè hoặc người nghèo, khuyết tật để thể hiện lòng nhân ái và chia sẻ phúc lộc.
Ngoài ra, trong ngày nay, người ta còn ăn chay, cúng dường để cầu mong năm mới bình an, khỏe mạnh. Còn với cộng đồng người Hoa, họ thường có nghi thức treo đèn lồng, múa lân sư rồng và ăn bánh trôi vào ngày Tết đặc biệt này.