Có thể nói Apple là thương hiệu thành công nhất trên thị trường công nghệ ở thời điểm hiện tại khi sử hữu lượng người dùng khổng lồ ở nhiều mảng kinh doanh của mình. Thế nhưng, đây đồng thời cũng là nhà sản xuất có nhiều antifan nhất, lí do vì sao?
Có thể gọi Apple là "King of Drama" trong làng di động khi sở hữu hàng triệu người hâm mộ nhưng cũng có hàng triệu người ghét. Dưới mỗi bài báo, video hoặc bài đăng trên mạng xã hội liên quan đến Apple, luôn có những bình luận từ cả hai nhóm đối lập này và trong đời thực, giữa những người dùng với nhau, cũng sẽ có người yêu và ngược lại cũng có kẻ ghét Apple.
Apple có thực sự là một thương hiệu bị ghét?
Trong một bài báo nghiên cứu gần đây có tên “Sự căm ghét thương hiệu của người tiêu dùng” của S. Umit Kucuk, tác giả đã thực hiện một phần của cuộc khảo sát khoảng 500 người được hỏi về cảm xúc của họ đối với thương hiệu và thói quen của họ khi ghét thương hiệu. Dưới đây là những gì nghiên cứu phát hiện ra.
Hơn 150 tên thương hiệu khác nhau đã đề cập đến như những thương hiệu bị ghét. Khoảng 50% các thương hiệu bị ghét đến từ 30 thương hiệu có tên trong danh sách thương hiệu toàn cầu có giá trị nhất trong năm mà nghiên cứu này được thực hiện. Trong đó, thương hiệu bị ghét nhiều nhất là Apple với tỉ lệ 12%, tiếp sau là Walmart với 9%. Điều này cho thấy những thương hiệu giá trị nhất cũng đồng thời tạo ra nhiều sự căm ghét hơn những thương hiệu kém giá trị hơn.
Tại sao Apple lại là cái tên bị ghét nhiều đến như vậy?
Mọi người có xu hướng ghét những người giỏi hơn
Chúng ta hãy nói thêm một chút về "Cuộc chiến đôi tiêu cực". Thuật ngữ này được đặt ra để phản ánh thực tế là các thương hiệu giá trị nhất bị ghét nhiều nhất. Từ các tài khoản Twitter và các trang Facebook anti thương hiệucho đến các trang web đầy rẫy nhằm mục đích tập hợp những người có điểm chung là cùng nhau công kích các công ty nổi tiếng. Lý do cho điều đó có thể liên quan đến lòng tham của công ty, các chiến thuật đáng ngờ hoặc thứ gì đó khác.
Đây có lẽ là lý do chung của rất nhiều antifan của Apple. Công bằng mà nói Apple là một thương hiệu rất thành công, chính điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của những thương hiệu khác, trong số đó có thể là những thương hiệu mà người dùng yêu thích. Ghen tỵ ở đây nhiều khả năng là cảm thấy không vui vì thương hiệu yêu thích của họ không thể đối đầu lại.
Vì Apple là một chiến tuyến hoàn toàn khác
Mọi người gắn bó một cách kỳ lạ với các sản phẩm mà họ sử dụng, và sẵn sàng công kích những người đang chê bai sản phẩm đó, điều đó đúng gấp đôi khi nói đến công nghệ và càng đúng hơn khi chúng ta thu hẹp mọi thứ vào điện thoại thông minh. Điện thoại thông minh đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta, đến nỗi nếu ai đó xúc phạm thiết bị mà chúng ta lựa chọn, chúng ta sẽ coi đó là sự xúc phạm đối với cá nhân chúng ta.
Khi nói đến điện thoại, có hai nhóm rất khác biệt: Apple (hoặc iOS) và Android. Nhóm Android bị phân tán thành các công ty con như Samsung, OnePlus, Xiaomi,... Khi Apple đang trên đà phát triển, họ đoàn kết các sức mạnh để chống lại "kẻ thù chung" bằng những định kiến, lời chê bai, chế giễu. Điều đáng nói là các nhà sản xuất Android hiện nay quá lớn, gần như chỉ trừ Apple, do đó Apple đang phải đối đầu với một lực lượng rất khủng.
Giữa Android và iOS là hai chiến tuyến hoàn toàn đối nghịch nhau. Một bên ưa chuộng sự tùy biến, linh hoạt, một bên lại yêu thích sự ổn định, mượt mà, vì vậy những người thuộc hai đầu quang phổ này cũng đã có tính cách và sở thích ngược nhau, do đó một khi đã chọn Android thì iOS mặc nhiên sẽ là những thứ gì đó mà họ cảm thấy khó chịu.
Bởi vì Apple là hình ảnh thu nhỏ của chủ nghĩa tiêu dùng
Apple là thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới, về cơ bản có nghĩa là họ đang chiến thắng chủ nghĩa tư bản. Nhà Táo đã làm được điều đó không chỉ bằng cách bán hàng triệu sản phẩm mà còn truyền cho mọi người triết lý rằng các sản phẩm của nó làm cho chúng ta trở thành con người tốt hơn. Bạn có thể đã nghe những điều như “cung cấp cho mọi người những công cụ tuyệt vời và họ sẽ làm những điều tuyệt vời” được nói trong bài thuyết trình của họ.
Mặc dù tuyên bố đó không phải là một lời nói dối, nhưng chúng ta có thể đồng ý rằng người dùng Apple bình thường không làm được những điều tuyệt vời với iPhone hoặc MacBook của họ. Nhưng bằng cách sử dụng mọi công cụ tiếp thị có sẵn và phổ biến các quảng cáo tuyệt vời trên trang web và quảng cáo của mình, Apple đã thành công trong việc tạo ra một luồng khí gần như thần bí xung quanh các sản phẩm của mình để khiến chúng có vẻ hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, những người không bị thu hút bởi ánh hào quang đó, thấy nó kinh khủng hơn là hấp dẫn và đối với họ, tất cả những điều đó đều sai với thế giới hiện đại và nỗi ám ảnh của chúng ta về của cải vật chất. Việc chi hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn đô la cho một thứ gì đó trong khi có những lựa chọn thay thế rẻ hơn nhiều là điều không thể chấp nhận được đối với họ.
Vì iFan
Nhiều người trong chúng ta bình thường sẽ không ác cảm với một cái gì đó cho đến khi có quá nhiều người chạy theo, làm quá lên và tôn sùng như một thứ quá cao siêu. Động thái này khiến họ cảm thấy ác cảm và đâm ra ghét luôn thứ đó, và Apple là cái tên mà mình muốn nhắc đến. Sự tận tâm của họ đối với thương hiệu thường đạt đến mức độ sùng bái và cách họ ca ngợi mọi sản phẩm do công ty phát hành bất kể phẩm chất khách quan hay lỗi lầm của nó đều có thể đáng chê trách.
Ngay cả khi cảm xúc của bạn đối với Apple khá trung lập, thì việc gặp phải một người hâm mộ Apple đang cố thuyết phục bạn rằng sản phẩm của họ tuyệt vời như thế nào, như thể là đó là lựa chọn số 1 có thể khiến bạn không thích thương hiệu này.
Vì họ nghĩ Apple đang giới hạn người dùng
Apple thường bị chỉ trích vì giới hạn "một cách giả tạo" những gì người dùng có thể làm với thiết bị của họ. Từ việc không thể đặt phím tắt cho ứng dụng ở bất cứ đâu họ muốn hoặc không có tính năng “gửi qua Bluetooth”, có rất nhiều thứ có thể dễ dàng thực hiện nhưng Apple từ chối làm như vậy. Điều này thường khiến những người dùng tức giận vì họ cảm thấy như Apple đang đối xử với họ như thể không biết họ đang làm gì.
Điều này hoàn toàn đúng. Người dùng Apple cơ bản chỉ muốn một thiết bị đơn giản, dễ sử dụng và đó là tất cả những gì họ muốn, chứ không hẳn như những gì mà chiến tuyến Android đang đòi hỏi.
Apple "hút máu" người dùng
Một lý do lớn cho sự căm ghét của Apple là một số phương thức kinh doanh của họ dường như không phù hợp với lời hùng biện của công ty về chiến lược đang làm mọi thứ với sự quan tâm của người dùng. Mình đã đề cập nhiều tới vấn đề Apple đang tìm cách "hút máu", buộc người dùng phải chi tiền nhiều hơn cho sản phẩm của họ, từ việc trang bị bộ sạc chậm trong hộp để thúc đẩy chi thêm tiền cho những bộ sạc nhanh hơn được bán riêng ở các mẫu iPhone trước đó đến loại bỏ hẳn bộ sạc và tai nghe trong hộp iPhone 12 Series mới.
Ngoài ra, bộ nhớ cơ bản trên iPhone cũng thấp hơn so với các đối thủ Android buộc người dùng phải sử dụng phiên bản đắt tiền hơn, cố tình làm chậm iPhone để người dùng sớm nâng cấp iPhone mới, trannh giành quyền sửa chữa thiết bị Apple bị hỏng từ các cửa hàng sửa chữa của bên thứ ba,... Đây là những điều mà nhiều người dùng cảm thấy ghét Apple.
Sản phẩm của Apple không hề rẻ
Sản phẩm của Apple rất đắt. Bạn sẽ không bao giờ nghe thấy từ "rẻ" trong buổi thuyết trình của Apple, chỉ có từ “ít đắt hơn”. Thương hiệu cung cấp các sản phẩm cao cấp và muốn mọi người biết điều đó từ giá bán, nếu không phải là bất cứ điều gì khác. Tất nhiên, không phải ai cũng có thể hoặc sẵn sàng trả những mức giá đó. Điều đó dẫn đến sự ghét bỏ vì công ty đã đặt một rào cản ngăn một số người có thể tiếp cận hệ sinh thá này.
Việc định giá quá cao là một thuật ngữ thường dùng để mô tả các sản phẩm của Apple. Chúng có thể có giá thấp hơn không? Có lẽ. Apple đang làm việc với một số tỷ suất lợi nhuận cao nhất trên thị trường. Đồng thời, đây là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba, doanh số bán hàng của họ còn cao cho thấy rằng có quá nhiều người đồng ý với chiến lược giá hiện tại.
Đó chỉ là một vài lý do khiến mọi người thường ghét Apple. Bạn có nằm trong số này không, hãy cùng chia sẻ ý kiến của mình nhé.
Xem thêm:
Apple iPhone