Mặc dù đã rất thành công nhưng bản chuyển thể One Piece live action của Netflix đã có những thay đổi đáng kể so với bản anime khiến fan hụt hẫng.
Với những hạn chế về ngân sách, đôi khi việc chuyển thể một câu chuyện lên phim theo tỷ lệ 1:1 có thể khá khó thực hiện, đặc biệt là khi bạn đang nói về một anime có cốt truyện sâu sắc như One Piece. Tác phẩm này đã xây dựng hệ thống cốt truyện vững chắc trong gần 26 năm (từ 1997). Rõ ràng, để chuyển thể một tác phẩm kinh điển như vậy thành live action chẳng phải dễ dàng.
Bản chuyển thể One Piece của Netflix đã làm rất tốt, nhưng nếu bạn là một fan hâm mộ lâu năm của bộ truyện, bạn sẽ nhận thấy rất nhiều thứ còn thiếu, những địa điểm hoàn toàn khác nhau về mặt kiến trúc và vô số cảnh xảy ra lặp đi lặp lại ở cùng một địa điểm.
Trong bài viết này, Minh Tuấn Mobile sẽ cho bạn biết những sự khác biệt chính giữa One Piece Live Action của Netflix và Anime đó là gì.
Sự khác biệt chính giữa One Piece Live Action và Anime
Việc nhồi nhét mọi thứ vào vỏn vẹn tám tập phim là một nhiệm vụ cực kỳ khó, nhưng Netflix đã làm được và thành công, mặc dù đã có một số thay đổi.
Cuộc ẩu đả của Zoro tại quán bar
Một trong những điểm khác biệt lớn giữa câu chuyện người thật đóng với bộ Anime chính là kể lại cách thành lập ban đầu của băng hải tặc.
Đầu tiên, bạn có thể thấy cách Zoro xử lý Mr.7 của Baroque Works. Sau đó, thay vì kể lại câu chuyện Zoro bị giam cầm do giết con sói cưng của Helmeppo thì bạn sẽ được xem một cuộc chiến ở quán bar với sự có mặt của Luffy, Zoro, Koby và Nami. Cuối cùng, anh ấy lại bị giam cầm khi cố gắng lấy tiền thưởng của Mr.7. Cách xây dựng này sẽ rất mới với nhiều người, khi lồng ghép 2 phân cảnh cốt truyện từ anime: cảnh gây sự với Helmeppo và lúc cô bé đưa cơm nắm cho Zoro khi bị trói. Tuy được đánh giá là có thể chấp nhận, nhưng nó vẫn khá gượng gạo và mất đi cảm xúc về lần đầu gặp gỡ của Luffy và Zoro. Hơn thế, cái lý do để Zoro gây sự với Helmeppo lại bắt nguồn từ lỗi của cô bé kia, còn trong truyện/anime thì ngược lại, hoàn toàn là sự đáng ghét từ Helmeppo.
Các trận đánh boss ngắn hơn
Để cắt giảm thời gian và tăng tốc độ mọi thứ, live-action thay đổi một số cách xử lý các trận đánh boss. Cụ thể, là có ít lời thoại hơn, ít nhân vật phụ hơn để nhanh dẫn đến Arlong Park.
Tay Rìu, Buggy và Kuro bị đánh bay chỉ trong giây lát. Ví dụ, Buggy bị nhốt tứ chi trong rương khá dễ dàng và do đó thua cuộc. Thay vì một cuộc chiến tổng lực trên bờ, Luffy hạ gục Kuro vài phút sau khi họ gặp nhau. Dù được cho là có sự hỗ trợ của Oda, nhưng với fan, cốt truyện với tiết tấu như vậy vẫn rất nhanh và gần như các cuộc chiến có sự góp mặt của Luffy đều không đem lại cảm giác chiến đấu đã mắt nào.
Garp và Koby có thêm thời gian xuất hiện
Live action cho thấy mối quan hệ của Garp và Koby được hình thành như thế nào và họ đã thân thiết ra sao trong suốt hành trình truy đuổi Mũ Rơm.
Anime hầu như không cho chúng ta cái nhìn thoáng qua về cả hai nhân vật này, nên thật thú vị khi thấy một góc nhìn mới mẻ ở sau câu chuyện chính trong One Piece. Đây có lẽ là tình tiết đáng giá nhất, khi Garp được thể hiện nhiều hơn trong bản live action này.
Don Krieg chỉ xuất hiện thoáng qua
Trong cốt truyện, Don Krieg đang cố gắng chiếm lấy nhà hàng trên biển Baratie. Tuy nhiên, trong bản live action, nhà sản xuất đã gần như loại bỏ khách mời này bằng cách để Mihawk vô tình xử lý anh.
Trên thực tế, bản live-action đã chọn cách giữ Sanji tránh xa cuộc chiến lớn giữa Zoro và Mihawk, và đó thực sự là một chi tiết không nên bị thay đổi, vì điều đó đã khơi dậy mong muốn thực hiện ước mơ tìm kiếm All Blue của Sanji.
Làng của Nami thực sự ghét cô ấy
Nami có một trong những câu chuyện đằng sau buồn nhất trong One Piece, nhưng khía cạnh cảm xúc đó đã hoàn toàn bị các nhà biên kịch live action bỏ qua.
Việc cả làng biết rằng Nami đang cố gắng để trả tiền chuộc cho họ, và tất cả mọi người đang giả vờ ghét cô ấy để khiến cô ấy ngừng dành cả cuộc đời của mình chỉ để giải cứu cho họ là một câu chuyện rất đau lòng.
Thật không may, live action đã chọn bỏ qua sự thật đó và Nojiko chỉ thốt lên rằng họ không biết. Sự thay đổi nhỏ này đã lấy đi rất nhiều cảm xúc trong câu chuyện và nó chỉ khiến người dân thị trấn thực sự ghét cô ấy.
Buggy xuất hiện tại Arlong Park
Để những người cá mang đầu Buggy đi khắp nơi và sử dụng anh ta để giám sát là một quyết định táo bạo của các nhà biên kịch. Điều này khác trong anime, vì Buggy sẽ dành chút thời gian của mình với Gaimon sau khi thất bại. Nhưng nhìn chung, thay đổi này không làm ảnh hưởng đến cốt truyện.
Tóc dài của Helmeppo
Trong anime, Helmeppo luôn để kiểu tóc ngớ ngẩn mà Zoro "ban cho", tạo hình mái tóc dài chỉ xuất hiện sau này khi anh ta đã thực sự muốn trở thành một hải quân mạnh mẽ.
Có thể nói thiết kế mái tóc kỳ quặc ban đầu trong anime là một cách để thể hiện con người chưa trưởng thành của Helmeppo, tuy nhiên trong phiên bản live action nó đã bị loại bỏ.
Arlong thăm Baratie
Arlong cố gắng truy tìm Mũ Rơm là một sự kiện hoàn toàn chưa từng có và không liên quan gì đến câu chuyện thực tế trong anime. Thay vì Nami lên đường trở về làng sau khi đánh cắp một chiếc thuyền, bạn lại thấy những người cá tàn phá Baratie.
Mặc dù những gợi ý tinh tế về sự bất bình đẳng chủng tộc là một sự bổ sung đáng hoan nghênh cho câu chuyện live action, nhưng sự kiện này đã thay đổi hoàn toàn cách xử lý câu chuyện trong manga và anime.
Mối quan hệ gia đình của Luffy được khám phá sớm hơn
Luffy có một gia phả khá thú vị với đủ loại điều bất ngờ dành cho những ai chưa thực sự theo dõi anime, nhưng đối với fan lâu năm, sự kiện thông báo này diễn ra quá sớm. Ví dụ như việc phó đô đốc Garp thực sự là ông nội của Luffy là một sự thật được tiết lộ vào cuối phần Water 7. Thật không may, live action tiết lộ sự thật đó cho bạn ngay ở cuối cốt truyện của Làng Syrup.
Garp có mặt tại buổi hành quyết Roger
Garp được miêu tả khá tốt trong bản chuyển thể này. Tuy nhiên, nhóm viết kịch bản live-action đã cho ông ấy xuất hiện ở khá nhiều cảnh không thực sự có trong anime.
Sự hiện diện của Garp tại tòa tháp hành quyết Loguetown không phải là điều bình thường và ông cũng không phải là người đã kết án tử hình đối thủ lâu năm của mình là Gol D. Roger. Theo câu chuyện, có thể Garp đang phải giải quyết một nhiệm vụ.
Đó là tất cả sự khác biệt chính giữa One Piece Live Action của Netflix và phiên bản Anime. Đừng quên theo dõi Minh Tuấn Mobile để cập nhật thêm nhiều tin tức khác.
Đặt hàng iPhone 15 tại đây để có thể thưởng thức các bộ phim One Piece với chất lượng màn hình tốt hơn!
https://minhtuanmobile.com/iphone-15/
one piece Netflix Live Action one piece live Action Anime