Người dùng Facebook, WhatsApp, Instagram,... trở thành nạn nhân từ các vụ lừa đảo qua mạng, nhưng người dùng gần như không được nền tảng hỗ trợ.
Nhiều người dùng Facebook, Instagram, WhatsApp đồng loạt mất một khoản tiền lớn trong năm 2023 vì bị lừa đảo. Các hình thức lừa đảo thường đánh vào tâm lý nhẹ dạ, cả tin hoặc lòng tham của người dùng để chiếm đoạt tài sản.
Hiện nay, kẻ gian thực hiện hành vi lừa đảo trực tuyến khá phổ biến. Việc lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân là bước đệm để thực hiện các phi vụ lừa đảo tài chính, tình cảm, đầu tư,… nhưng mục tiêu cuối cùng của các đối tượng này đều dẫn đến tiền.
Theo ngân hàng Lloyds cho biết, có 2/3 số vụ lừa đảo là từ việc mua sắm trực tuyến trên Facebook hoặc Instagram, cứ 7 phút lại có thêm một nạn nhân trên các nền tảng của Meta. Còn trên WhatsApp và Messenger, kẻ gian thường sử dụng các kịch bản mạo danh bạn bè, người nhà để nhờ chuyển tiền.
Theo cuộc khảo sát trên nhiều kênh thông tin, nhiều nạn nhân phải chấp nhận mất đi khoản tiền mà có thể thay đổi cuộc sống của họ chỉ vì không nhận đươc sự hỗ trợ của Facebook khi bị lừa đảo. Về cơ bản, Facebook là mạng xã hội không có đủ khả năng để bảo vệ người dùng.
Đứng trước thực trạng này, nhiều ngân hàng tại Anh như: TSB, Barclays, Nationwide và Starling yêu cầu Meta phải đóng góp cho các chi phí liên quan đến lừa đảo trực tuyến. Đồng thời kêu gọi các công ty công nghệ nghiêm túc ngăn chặn tội phạm trực tuyến và đóng góp hoàn tiền cho nạn nhân.
Tuy nhiên, Meta lại tuyên bố: "Chúng tôi không muốn bất kỳ ai trở thành nạn nhân, chúng tôi có hệ thống ngăn chặn lừa đảo, nhà quảng cáo dịch vụ tài chính cũng phải được ủy quyền. Chúng tôi đã chạy chiến dịch nâng cao nhận thức của người dùng về cách phát hiện lừa đảo". Theo Meta cho rằng đây là vấn đề toàn ngành công nghệ, không chỉ riêng một mình hãng.