Macbook có tính bảo mật cao nhờ sử dụng phần mềm macOS độc quyền của hãng Apple. Vậy Macbook có thực sự cần cài đặt thêm phần mềm chống vi-rút hay không? Hãy cùng Minh Tuấn Mobile tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!
1. Tình trạng chống vi-rút hiện tại của Macbook
Theo báo cáo Trạng thái phần mềm độc hại (State of Malware report) vào năm 2020 cho thấy số lượng phần mềm độc hại xâm nhập vào macOS trên máy Mac như Macbook đã giảm được 38%. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm bị rò rỉ thông tin và đánh cắp tiền điện tử có xu hướng tăng hơn 61%.
Vào năm 2021, lượng phần mềm độc hại vẫn tiếp tục giảm nhưng người tiêu dùng vẫn phải đối diện với nhiều loại chương trình quảng cáo gây phiền khác trong quá trình sử dụng. Người đại diện Apple cho hay: có khoảng 130 trường hợp phần mềm độc hại khác nhau đã ảnh hưởng đến hơn 300.000 máy Mac kể từ tháng 5/2020.
Hơn nữa, thói quen của người sử dụng máy Mac thường ít tải xuống nhiều phần mềm giống như người dùng iOS (như trên các dòng iPhone – iPhone 14 Series, iPhone 13 Series, iPhone 12 Series,…). Điều này cũng tạo cơ hội cho những người có ý đồ xấu dễ dàng tấn công vào hệ thống máy tính.
Tuy nhiên, Apple đã nâng cấp hệ điều hành để có thể bảo vệ người dùng máy Mac tránh khỏi các mối đe dọa phần mềm độc hại. Ngoài ra, hãng cũng trang bị một chế độ bảo mật riêng cho máy Mac như Intego Mac Internet Security. Người dùng có thể tìm thấy Intego ở đầu bảng tổng hợp phần mềm chống vi-rút tốt nhất dành cho Mac của Apple bên cạnh phần mềm nổi tiếng khác như McAfee và Norton.
Tóm lại, máy Mac vẫn khá an toàn nhờ Apple trang bị một số tính năng bảo mật để giảm thiểu việc tấn công diễn ra trên máy Mac. Chẳng hạn, phần mềm bảo vệ Gatekeeper chạy ngầm trên máy Mac hoặc phần mềm chống vi rút XProtect được Apple tích hợp trong macOS.
2. Máy Mac có thể thực sự bị nhiễm vi-rút không?
Vi rút là một dạng để nói đến các phần mềm độc hại làm ảnh hưởng đến việc sử dụng của người dùng trên máy Mac. Dưới đây là danh sách để chỉ các phần mềm độc hại, bao gồm luôn cả vấn đề liên quan đến tệp tin vi-rút, như:
- Phần mềm quảng cáo.
- Các chương trình ẩn đi kèm (hoặc PUP) như Advanced Mac Cleaner, Mac Adware Remover và Mac Space Reviver.
- Ransomware (mã độc hại).
- Đào bitcoin.
- Phần mềm gián điệp như phần mềm gián điệp Pegasus được cho là đã lây nhiễm cho một số iPhone.
- E-mail lừa đảo, thường gợi ý các thông tin yêu cầu người dùng cần đăng nhập hoặc click chọn đường link.
- Phần mềm Trojan Horse.
- Hack qua cáp USB/Thunderbolt.
Như vậy, khi nhắc đến phần mềm độc hại, chúng ta không chỉ nói đến tệp tin vi-rút mà còn bao gồm luôn cả phần mềm vừa mới nêu trên. Vì thế Macbook cũng như các dòng máy tính khác đều có thể bị nhiễm vi rút trong quá trình sử dụng.
3. Máy Mac có cần chống vi-rút không?
Như thông tin chia sẻ phía trên, Apple đã cố gắng bảo vệ người dùng tránh khỏi phần mềm độc hại trên máy Mac dưới mọi hình thức. Chẳng hạn, phần mềm độc hại được gọi là XProtect được tích hợp trong macOS để kiểm tra mọi ứng dụng để tìm phần mềm độc hại trong quá trình sử dụng máy của người dùng.
Ngoài ra, Apple cũng có tính năng Gatekeeper trên macOS giúp kiểm tra xem bất kỳ ứng dụng nào mà bạn cố gắng mở hoặc cài đặt có phải đến từ một nhà phát triển uy tín và có chứng nhận hay không?
Vì thế, việc cài đặt ứng dụng trên máy Mac sẽ giúp người dùng kiểm tra được ứng dụng đó có thuộc danh sách phần mềm độc hại hay không.
4. Cách Apple bảo vệ máy Mac tránh khỏi vi-rút
Trước đây, Macbook có thể an toàn hơn so với PC nhưng do nhu cầu sử dụng Macbook ngày càng tăng nên Apple đã phải xây dựng nhiều biện pháp bảo vệ trên macOS cũng như phần cứng của máy Mac được tốt hơn.
Chúng ta hãy xem cách thức Apple bảo vệ máy Mac tránh khỏi vi-rút thông qua một số phần mềm hoặc tính năng được trang bị trên máy Mac ra sao ngay dưới đây:
Cách thức hoạt động của phần mềm XProtect
Phần mềm XProtect hoạt động ẩn và tự động chạy ngầm trong nền, đồng thời không yêu cầu bất kì điều gì liên quan đến cấu hình và cản trở tốc độ của máy tính. Apple cập nhật thường xuyên cho XProtect nên máy Mac của bạn luôn được bảo vệ.
Khi bạn tải hoặc cố gắng mở các tệp tin bị nhiễm phần mềm độc hại, XProtect sẽ thông báo cho bạn dòng chữ Các tệp này có thể làm hỏng máy tính của bạn.
Cách thức hoạt động của tính năng Gatekeeper
Tính năng Gatekeeper sẽ giúp bạn biết được ứng dụng mà bạn cài đặt có phải đến từ nhà phát triển uy tín hay không? Ngoài ra, tính năng này còn giúp bạn biết được thêm những vấn đề khác khi ứng chạy chạy.
Bạn có thể điều chỉnh các cài đặt tính năng Gatekeeper qua Bảo mật & Quyền riêng tư (Security & Privacy) của Tùy chọn Hệ thống (System Preferences) bằng cách:
- Bước 1: Trong Bảo mật & Quyền riêng tư (Security & Privacy) > chọn tab Chung (General).
- Bước 2: Chọn các tùy chọn bên dưới Cho phép ứng dụng được tải xuống từ (Allow Applications Downloaded From).
- Bước 3: Chọn App Store hoặc App Store và Nhà phát triển đã xác định (App Store and Identified Developers).
Hộp Sandboxed trên máy Mac
Hộp Sandboxed trên máy Mac có nhiệm vụ tách ứng dụng ra khỏi hệ thống quan trọng của máy tính, nhờ đó chúng không thể truy cập vào bất kỳ thứ gì để gây hại cho máy Mac của bạn. Tuy Sandboxed không bảo vệ thiết bị tránh khỏi phần mềm độc hại nhưng nó hạn chế được sự tác động của các phần mềm độc hại có thể gây ra.
Ngoài Sandboxed, hệ điều hành macOS được thiết kế vẫn có thể thực hiện việc dò tìm dữ liệu giống như cách Sandboxed thực hiện. Cụ thể, từ macOS 10.15 Catalina năm 2019 trở lại đây, tất cả các ứng dụng Mac cần phải có sự cho phép của bạn trước khi chúng truy cập vào các tệp tin, máy ảnh hoặc micro trên máy.
*Thực tế, macOS được thiết kế lưu trữ trên một ổ đĩa riêng biệt, nghĩa là các tệp tin hệ thống quan trọng của bạn đều nằm ở nơi riêng biệt, nhờ đó mà các ứng dụng khác không thể truy cập vào hệ thống này để gây ra sự cố.
Cập nhật bảo mật
Apple thường xuyên phát hành các phiên bản cập nhật cho máy Mac, nghĩa là các lỗ hỏng hiện tại của hệ thống sẽ được hãng cải thiện đáng kể, nhờ đó thiết bị sẽ được bảo vệ tốt hơn bởi các phần mềm độc hại.
Bảo vệ bằng Mật khẩu và Khóa mật khẩu
Người dùng có thể quản lý mật khẩu trong macOS Monterey và thực hiện một số thay đổi đối với tính năng xác thực 2 yếu tố.
- Để kiểm tra các mật khẩu trên máy, bạn có thể vào Tùy chọn hệ thống > chọn Mật khẩu hoặc vào mục Cài đặt > chọn Mật khẩu.
Ở Monterey, để thêm khóa mật khẩu, bạn cần nhấp vào Mật khẩu > chọn Nhập khóa thiết lập (bạn lấy khóa này từ nhà cung cấp).
Tuy nhiên, đối với macOS Ventura, Apple sẽ loại bỏ khóa mật khẩu, thay vào đó sẽ sử dụng nhận dạng sinh trắc học như Touch ID và Face ID trong iOS hoặc xác nhận mật khẩu trong macOS để tạo và xác thực tài khoản.
Cảnh báo ghi âm
Trong macOS Monterey, Apple đã thêm tính năng cảnh báo Ghi âm trong thanh menu, nhờ đó giúp bạn phát hiện được ứng dụng mà bạn sử dụng có đang ghi âm hay không?
Thông báo trên bảng dán
Trong macOS Ventura, bất kỳ ứng dụng nào muốn truy cập vào máy tính của bạn cũng phải yêu cầu bạn cấp quyền thông qua bảng dán (pasteboard).
Chức năng bảo vệ trên Safari
Safari cũng được trang bị công nghệ chống lừa đảo, nó sẽ phát hiện những trang web có dấu hiệu lừa đảo và tiến hành vô hiệu hóa nó, đồng thời hiển thị thông báo cảnh báo cho bạn biết khi truy cập phải.
Ngoài ra, Safari cũng sẽ gắn cờ các mật khẩu không đủ mạnh và đưa ra đề xuất mật khẩu mạnh hơn khi bạn mở tài khoản trên trang web. Mật khẩu này cũng sẽ được lưu trong iCloud Keychain giúp bạn không cần nhớ mật khẩu mỗi khi đăng nhập.
Không những thế, Safari 15 (ra mắt vào năm 2021) đã cải tiến nhiều tính năng cùng với tính năng Ngăn chặn theo dõi thông minh vốn đã có trên Safari 14. Để kiểm tra tính năng này, bạn vào Safari > chọn Tùy chọn (Preferences) > chọn Quyền riêng tư (Privacy) > chọn Ẩn địa chỉ IP khỏi trình theo dõi (Hide IP address from trackers).
Ngoài những tính năng trên, máy Mac cũng trang bị nhiều tính năng khác để góp phần tăng cường khả năng bảo mật cho thiết bị như:
- Ẩn ảnh hoặc ẩn album trong mục Photo.
- Bảo vệ E-mail cá nhân quan trọng trong mục Email.
- Chức năng bảo vệ trên iCloud.
- Chức năng kiểm tra an toàn - Safety Check sẽ được ra mắt trong các bản cập nhật hệ điều hành vào mùa thu năm 2022 và sẽ có trong macOS Ventura.
- Mã hóa tệp bằng FileVault.
- Cảnh báo về phần mềm gián điệp
- Find My xác định vị trí nhanh chóng thiết bị Apple của bạn.
5. Cách Apple đối phó với các mối đe dọa về bảo mật
Bên cạnh việc tăng cường khả năng bảo mật trên các thiết bị của hãng, Apple còn khuyến khích người dùng phát hiện lỗ hỏng trên hệ thống bảo mật của họ với giải thưởng lên đến 200.000 USD, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lỗ hổng. Với những lỗi ít nghiêm trọng hơn, tiền thưởng thấp nhất là 25.000 USD.
6. Cách giúp máy Mac tránh khỏi phần mềm độc hại
Dưới đây là một số cách mà bạn có thể làm thêm để giúp cho máy Mac tránh khỏi phần mềm độc hại:
- Cập nhật macOS thường xuyên.
- Hạn chế việc kết nối và sử dụng mạng wifi công cộng.
- Tránh cài đặt Flash.
- Luôn cập nhật Java trên máy Mac.
- Tránh tương tác hoặc nhấp phải vào những email không rõ nguồn gốc.
- Cảnh giác với các trò lừa đảo trên mạng xã hội như Facebook vì có thể gửi đường link hoặc khuyến khích bạn nhấp phải vào đường link lừa đảo, dễ bị đánh cấp thông tin.
7. Cách nhận biết máy Mac bị dính vi-rút
Khi dính vi-rút, máy Mac của bạn có một số dấu hiệu như sau:
- Xuất hiện biểu ngữ trang web và cửa sổ bật lên giới thiệu phần mềm trên trình duyệt.
- Nhiều chương trình lạ xuất hiện mà bạn không thấy và cho phép trước đây.
- Văn bản trang web xuất hiện nhiều liên kết nhảy liên tục.
- Bị treo máy.
8. Phần mềm chống vi-rút có thực sự cần thiết cho máy Mac không?
Qua những thông tin chia sẻ phía trên, thực tế bạn không cần phải cài đặt phần mềm chống vi-rút trên máy Mac vì Apple đã cải thiện khá tốt về hệ thống qua các bản cập nhật phần mềm. Tuy nhiên, một số trường hợp để người dùng có thể an tâm hơn khi sử dụng máy tính thì việc cài đặt phần mềm chống vi-rút vẫn có thể được thực hiện.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn biết được Macbook có thực sự dễ bị dinh vi-rút hay không trước khi chọn dùng laptop của thương hiệu Apple rồi nhé. Bạn có thể đến cửa hàng Minh Tuấn Mobile gần nhất để nhân viên tư vấn kỹ hơn cho bạn về sản phẩm.
Nguồn tham khảo: https://www.macworld.com
phần mềm chống vi-rút phần mềm chống virus phần mềm macbook phần mềm virus bảo mật macbook macbook máy mac