Qua thời gian, người dùng có thể nhận ra rằng cả hai hệ điều hành iOS và Android đang dần sở hữu nhiều tính năng trên các thiết bị smartphone trở nên khá giống nhau.
Với 20 tính năng được đề cấp dưới đây, cả iOS và Android đều cố gắng tích hợp nhiều nhất có thể những tính năng hữu ích vào sản phẩm của mình dù học hỏi từ chính đối thủ cạnh tranh.
Thế nhưng, mục đích chính cuối cùng cũng chỉ là mang lại trải nghiệm sử dụng tuyệt với nhất đến với toàn thể người dùng.
Trong nhiều năm, widgets là một trong những tính năng lợi thế của Android so với iOS. Tính năng này cho phép một số ứng dụng có thể hiển thị chèn vào giữa các icon ngay trên màn hình chính. Widget đã giúp người dùng sử dụng điện thoại có được trải nghiệm tiện lợi hơn và được người dùng yêu thích từ lâu.
Sau bao nhiêu năm người dùng iOS yêu cầu, Apple cuối cùng cũng đã cập nhật widget vào phiên bản hệ điều hành iOS 14 mới của hãng.
Điều hướng cử chỉ
Vào năm 2017, iPhone X đã loại bỏ nút Home và giới thiệu đến thị trường những thao tác vô cùng mới để điều khiển điện thoại thông minh, vuốt lên để về lại màn hình chính, vuốt lên và giữ để xem các ứng dụng gần đây,... Đó gọi là cử chỉ điều hướng.
Sự hiện đại cũng như dễ dàng để sử dụng của các thao tác này đã thu hút sự quan tâm của nhóm nghiên cứu tại Google và kể từ đó Android 9 và Android 10 đã sử dụng cử chỉ điều hướng.
Ngăn kéo ứng dụng
Trước đây, mọi ứng dụng người dùng cài đặt trên thiết bị iOS đều hiển thị đầy đủ ở màn hình chính, cách duy nhất để sắp xếp gọn gàng màn hình đó là giấu các ứng dụng ở trong một thư mục.
Trong khi đó, người dùng Android đã sử dụng một tính năng với tên gọi ngăn kéo ứng dụng bằng cách nhấn vào phím trên màn hình. Sắp tới iOS 14 cũng sẽ được trang bị tính năng tương tự với tên gọi App Library.
Biểu tượng thông báo
Các biểu tượng thông báo nhỏ, đơn giản đã được ra mắt từ lâu trong iOS, giúp người dùng có thể dễ dàng theo dõi xem có bao nhiêu email hay tin nhắn chưa đọc,…
Nhận thấy sự hữu ích mà tính năng mang lại, vì thế, Android đã quyết định bổ sung tính năng tương tự vào giao diện của mình bắt đầu từ Android 8 vào năm 2017.
Vuốt để nhập văn bản
Người dùng Android đã tận hưởng khả năng vuốt để nhập văn bản trong nhiều năm trươc khi iOS 13 thêm tính năng này làm tùy chọn bàn phím gốc vào năm 2019.
Đây là một thao tác rất tiện lợi, hệ thống sẽ dự đoán từ bạn muốn viết khi sử dụng ngón tay để lướt qua những chữ cái trong từ định nhập theo thứ tự.
Kiểm soát quyền riêng tư
Trong một thời gian dài, Apple đã trao cho người dùng quyền kiểm soát dữ liệu của ứng dụng, từ đó những thông tin cá nhân của người dùng được bảo mật tốt hơn. Sau đó, Google đã bổ sung một tính năng tương tự vào hệ điều hành Android 10 2019.
Nút quay lại
Trước khi thời đại màn hình tràn viền với cử chỉ điều hướng lên ngôi, Android đã từng sử dụng nút quay lại để đưa bạn về màn hình trước đó. Trong nhiều năm, iOS đã không bao gồm nút quay lại nào.
Đến năm 2015, Apple đã quyết định thêm một nút quay lại riêng biệt ở góc trên cùng bên trái vào hệ điều hành iOS 9.
Bộ lọc ánh sáng xanh
Apple đã giới thiệu tính năng này với Night Shift trong iOS 9.3 vào tháng 3 năm 2016. Một năm rưỡi sau đó, bộ lọc ánh sáng xanh cũng đã xuất hiện trong Android 8.0 Oreo cùng chế độ Night Mode.
Tính năng Picture-in-Picture (PiP)
iOS 14 sẽ được cập nhật tính năng này sau 3 năm kể từ khi Android giới thiệu Picture-in-Picture tới người dùng. Với tính năng này, nếu bạn đang xem video, bạn có thể giữ nó trên màn hình ở dạng thu nhỏ trong khi bạn kiểm tra các ứng dụng khác trên thiết bị cầm tay của mình.
Không làm phiền
Đây là một chế độ khá tiện ích, giúp người dùng có thể lựa chọn sử dụng để tắt tất cả thông báo trong những trường hợp cần thiết.
Tính năng này được Apple bổ sung lần đầu vào iOS 6 năm 2012. Sau đó 2 năm, Android cũng sở hữu tính năng này từ phiên bản 5.0 Lolipop.
Cập nhật qua mạng
Trở lại năm 2011, khi Apple phát hành phiên bản iOS 5 - hệ điều hành đầu tiên có thể được cập nhật qua Wi-Fi mà không yêu cầu người dùng kết nối điện thoại với máy tính và đồng bộ hóa iTunes.
Đây là một kỳ tích tuyệt vời vì tốc độ Wi-Fi lúc đó không nhanh như hiện tại. Vài năm sau, người dùng Android cũng đã sử dụng phương pháp này để cập nhật hệ điều hành.
Trợ lý ảo - Siri
Apple đã đánh bại Google với trợ lý ảo Siri, được tích hợp trong iPhone 4S vào năm 2011. 9 tháng sau, Google đã ra mắt Android 4.1 Jelly Bean bao gồm tính năng Google Now cuối cùng đã được đưa vào Google Assistant mà chúng ta có ngày hôm nay.
Ngăn thông báo
Trở lại thời kì khi iPhone chạy hệ điều hành iOS 4, nhiều người dùng đã cảm thấy khó chịu khi thông báo tới sẽ gián đoạn tất cả những tác vụ đang hoạt động.
Apple đã nhận ra điều đó và đưa vào iOS 5 tính năng ngăn kéo thông báo bằng cách kéo từ thanh trên màn hình xuống. Trước đó, Google đã trang bị tính năng này cho Android từ lâu.
Chú thích ảnh chụp màn hình
Với sự xuất hiện của iOS 11 vào năm 2017, ảnh chụp màn hình đã được sở hữu thêm một menu chú thích để người dùng có thể ghi nhớ bức hình của mình. Đến giữa năm 2018, tính năng này cũng xuất hiện trên Android 9.0 Pie.
Ứng dụng bản đồ
Trước đây, Google Maps đã từng là ứng dụng bản đồ mặc định của iPhone. Mãi đến năm 2012, Apple Maps mới xuất hiện trên iOS 6.
Kể từ đó, Apple Maps luôn bắt kịp Google Maps về mặt tính năng, bao gồm cả việc giới thiệu gần đây tính năng chụp ảnh cấp độ Nhìn xung quanh.
Camera selfie
Kể từ khi iPhone 4 đầu tiên xuất hiện vào tháng 6 năm 2010, khái niệm camera mặt trước dần trở nên quen thuộc. Điện thoại Android đã không nhận được hỗ trợ chính thức cho camera selfie đến khi Android 2.3 Gingerbread ra mắt thị trường vào tháng 12 năm 2010.
Cài đặt ứng dụng mặc định
Có vẻ như iOS 14 sẽ sở hữu tính năng cài đặt ứng dụng mặc định trong các cập nhật tiếp theo. Người dùng sẽ có thể thiết lập các ứng dụng mặc định cho email và duyệt web mà không nhất thiết phải sử dụng Apple Mail hay Safari. Đây là tính năng người dùng Android đã trải nghiệm từ một khoảng thời gian dài trước đó.
Ghi lại màn hình
Khả năng quay lại màn hình điện thoại đã được giới thiệu đến với người dùng iPhone từ lâu. Nhưng ở thời điểm hiện tại vẫn chưa xuất hiện trên Android. Có vẻ như Google đang hoàn thiện tính năng này để sẵn sàng tính hợp vào Android 11 cuối năm nay.
Chế độ pin yếu
Trong vài năm, iOS tụt lại phía sau so với Android khi không có chế độ pin chuyên dụng. Tính năng này đã được thêm vào từ phiên bản iOS 9, giúp cắt giảm hiệu suất CPU làm cho pin duy trì lâu hơn.
Thông tin liên lạc khẩn cấp
Liên lạc khẩn cấp là một tính năng rất quan trọng hiện nay giúp người dùng hay bất cứ ai có thể truy cập trực tiếp từ màn hình khóa để gọi điện trong trường hợp khẩn cấp.
Ngày nay, cả hai hệ điều hành Android và iOS đều đã sở hữu tính năng này trong cài đặt trên các thiết bị của họ. Nhưng các dòng sản phẩm của Apple đã tích hợp trước. Android đã thêm tùy chọn này vào bản cập nhật Nougat (7.0) vào năm 2016.
MUA NGAY IPHONE GIÁ TỐT
Xem thêm:
iOS Android