Sam Altman - Nhà sáng lập ChatGPT cho biết công ty sẽ rút khỏi Liên minh Châu Âu nếu các đạo luật AI hiện tại không được điều chỉnh.
ChatGPT đã tạo nên cơn sốt và nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu vào năm 2023. Nhưng trong tình hình hiện tại, ChatGPT có thể sẽ bị khai trừ ở Châu Âu. Trước mắt, Sam Altman cho biết có khả năng công ty của anh sẽ rút khỏi EU (Liên minh Châu Âu).
EU "siết chặt" ChatGPT thông qua đạo luật AI
Nguyên do của quyết định trên là Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét một khung pháp lý mới nhằm tăng cường đáng kể các quy định về phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo. Hồi tháng 3 năm nay, EU đã đề xuất các hình phạt mạnh mẽ với những ai không tuân thủ đạo luật trí tuệ nhân tạo của mình. Đối với các công ty, tiền phạt có thể lên tới 30 triệu euro (hơn 700 tỷ đồng) hoặc 6% thu nhập toàn cầu.
Luật AI trên toàn EU đã được phát triển trong nhiều năm. Vào năm 2020, đại diện của Apple, Google và Facebook đã vận động hành lang EU về các kế hoạch điều chỉnh AI của họ.
*Vận động hành lang là hành động nỗ lực tiếp cận, thiết lập quan hệ với các nhà hoạch định chính sách, nhằm gây ảnh hưởng lên chính sách hoặc quyết định nhất định của chính phủ, để bảo vệ và tối đa lợi ích của một cá nhân nào đó.
Phát biểu về các đề xuất mới nhất tại một sự kiện công nghiệp ở London, Alman nói rằng OpenAI sẽ cố gắng tuân thủ các quy định nếu có thể. Nhưng hiện tại, đạo luật trên đưa ra những rào cản lớn hơn đối với "Hệ thống AI đa mục đích chung" là ChatGPT mà OpenAI đang theo đuổi. Sam Altmant "cha đẻ" của ChatGPT trông chờ vào những thay đổi "cởi trói" của đạo luật.
EU tiên phong đặt tiêu chuẩn toàn cầu cho AI
Liên minh Châu Âu rất tự hào và khẳng định động thái của mình là đúng đắn. “Với những quy tắc mang tính bước ngoặt này, EU đang đi đầu trong việc phát triển các tiêu chuẩn toàn cầu mới để đảm bảo AI có thể được tin cậy” Margrethe Vestager, Phó chủ tịch điều hành phụ trách Châu Âu cho biết.
Đồng thời, bà Margrethe Vestager cũng nhấn mạnh về "sự an toàn và các quyền cơ bản của công dân EU đang bị đe dọa" và việc đưa ra đạo luật là hoàn toàn hợp lý.
Hiện tại, ứng dụng ChatGPT dành cho iPhone gần đây đã được phát hành và hiện khả dụng ở ngày càng nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Mặt khác, trong bối cảnh đó Apple đã cấm nhân viên sử dụng ChatGPT và các nền tảng AI khác cho công việc.
Không chỉ ChatGPT, TikTok cũng là nền tảng xã hội bị "siết chặt" tại Châu Âu. Mới đây, Bang Montana tại Mỹ đã cấm TikTok, phạt 10.000 đô la mỗi lần vi phạm. Đây là tiểu bang đầu tiên có động thái kiên quyết với TikTok.
Hãy cho Minh Tuấn Mobile biết quan điểm của bạn dưới phần bình luận nhé! Bạn có sử dụng ChatGPT chưa?