Nhiều ứng dụng Android giả mạo có khả năng đánh cắp dữ liệu, thậm chí tiền trong tài khoản ngân hàng người dùng thông qua mã độc.
Cụ thể theo trang Bleeping Computer, trên Google Play xuất hiện một số ứng dụng chứa mã độc, "núp bóng" các kiểu ứng dụng thường được tải và sử dụng để lừa người dùng cài đặt vào thiết bị. Mã độc mới có tên Medusa có khả năng kiểm soát smartphone và đánh cắp tiền từ tài khoản ngân hàng của người dùng. Mã độc Medusa không chỉ có thể theo dõi lịch sử gõ phím, truy cập ứng dụng và sử dụng điện thoại của người dùng, mà còn có thể chụp màn hình và tạo lớp phủ giả mạo để đánh lừa người dùng nhập mật khẩu ngân hàng, từ đó đánh cắp tiền.
Hiện có 3 ứng dụng được xác định chứa mã độc Medusa mà người dùng nên tránh trên dòng thiết bị Android, đó là Inat TV, 4K Sports và một phiên bản giả mạo của Google Chrome. Các ứng dụng giả mạo này vẫn có đuôi .apk và xuất hiện trên Google Play Store.
Cần làm gì để tránh cài mã độc vào điện thoại?
Để bảo vệ thiết bị khỏi mã độc và tránh bị lừa đảo, Minh Tuấn Mobile đề xuất người dùng làm những cách sau:
- Tránh truy cập vào các đường link lạ.
- Không cài đặt ứng dụng từ nguồn không đáng tin cậy.
- Thận trọng ngay cả khi tải ứng dụng từ Google Play Store, chỉ nên chọn những ứng dụng uy tín và phổ biến.
- Thường xuyên cập nhật hệ điều hành.
- Bật xác thực hai yếu tố cho các tài khoản trực tuyến (mạng xã hội, ngân hàng, ví điện tử...) để tăng cường bảo mật. Tại Việt Nam từ 1/7, người dân bắt buộc phải xác thực sinh trắc học thì mới được giao dịch hơn 10 triệu đồng/lần và 20 triệu đồng/ngày.
Bằng cách tuân thủ những biện pháp phòng ngừa này, người dùng Android có thể giảm thiểu nguy cơ bị tấn công bởi Medusa và các mã độc tương tự.