Vấn nạn lừa đảo qua app dịch vụ công giả mạo đang khiến người dùng vô cùng hoang mang, và đây là cách nhận biết nhanh và chính xác nhất.
Trong thời gian gần đây, rất nhiều trường hợp lừa đảo thông qua hình thức app dịch vụ công đã khiến người dùng vô cùng hoang mang, lo sợ. Kẻ xấu có thể lợi dụng việc tải app dịch vụ công giả để yêu cầu người dùng cập nhật, sửa đổi thông tin định danh cá nhân để trục lợi, lừa tiền, khiến người dùng đối diện nguy cơ mất tài sản lớn.
Kẻ gian thường sẽ "núp bóng" các cuộc gọi, tin nhắn lạ giả mạo làm lực lượng chức năng, yêu cầu công dân làm theo yêu cầu cung cấp, sửa đổi thông tin định danh bằng cách nhấp tải các app định danh lạ, không chính thống. Để bảo vệ mình khỏi những chiêu thức lừa đảo mới tinh vi bằng app định danh giả mạo, Minh Tuấn Mobile mang đến cho người dùng một số cách nhận biết, phát hiện nhanh nhất.
Cách phát hiện chiêu trò app dịch vụ công giả mạo và xử lý
Thực chất nếu giữ được sự tỉnh táo, người dùng hoàn toàn có thể phát hiện chiêu trò của kẻ gian và những hình thức app định danh giả mạo vô cùng đơn giản.
Đầu tiên, người dùng cần ghi nhớ chỉ có duy nhất một app định danh điện tử chính thức là VNeID. Người dùng có thể tải ngay tại link này với iOS (App Store) và link này với Android (CH Play Store). Ngoài app VNeID, tuyệt đối không tải hoặc nhấp vào các đường link lạ yêu cầu tải bất kỳ app định danh nào khác, vì chúng chắc chắn là giả mạo (những app "trống", không có đánh giá hay nhận xét minh bạch nào).
Ngoài ra, người dùng tuyệt đối không nghe và làm theo yêu cầu của các cuộc gọi, tin nhắn tự xưng là cán bộ công an, trung tâm dịch vụ công, lực lượng chức năng... Những yêu cầu có thể được đưa ra có dấu hiệu lừa đảo như yêu cầu thay đổi thông tin định danh, cung cấp thông tin làm định danh cấp 2, các cuộc gọi yều cầu videocall, FaceTime... Người dùng nên nhớ, mọi yêu cầu thực hiện định danh đều sẽ được gửi qua giấy mời, giấy triệu tập với hình thức làm việc trực tiếp tại các trụ sở công an chứ không bao giờ qua hình thức online.
Nếu phát hiện dấu hiệu lừa đảo, người dùng có thể liên hệ tổng đài 156 hoặc 5656 của Cục An toàn Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông để báo cáo, được đề xuất hướng xử lý. Cách làm như sau:
- Cách 1: Gửi tin nhắn (miễn phí) theo cú pháp V [số điện thoại phát tán cuộc gọi rác][nội dung cuộc gọi rác], hoặc V (số điện thoại phát tán cuộc gọi rác)(nội dung cuộc gọi rác), rồi gửi 156 hoặc 5656.
- Cách 2: Gọi thẳng số 156 (miễn phí) và làm theo yêu cầu.