Bao sái bàn thờ là tập tục truyền thống, quan trọng để thể hiện sự kính trọng, lòng thành và biết ơn của con cháu với tổ tiên.
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, bàn thờ là nơi linh thiêng, là cầu nối giữa con cháu với tổ tiên, thần linh. Việc bao sái bàn thờ không đơn thuần chỉ là hoạt động dọn dẹp, mà còn thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với người đã khuất.
Vì vậy, hãy cùng Minh Tuấn Mobile tìm hiểu khái niệm bao sái bàn thờ, và cách bao sái bàn thờ chuẩn nhất trong những dịp cúng kiếng quan trọng nhé!
Bao sái bàn thờ là gì?
Bao sái bàn thờ là việc lau dọn, chỉnh trang bàn thờ để đảm bảo sự trang nghiêm, sạch sẽ. Mặc dù việc này thường được thực hiện vào mồng một và ngày rằm hàng tháng, nhưng thời điểm cuối năm được xem là quan trọng nhất. Đây là dịp để gia đình thể hiện lòng thành kính và tạ ơn đối với tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho gia đình trong suốt năm qua.
Cách bao sái bàn thờ chuẩn nhất
Theo các chuyên gia phong thủy, người thực hiện bao sái cần tuân thủ nhiều nguyên tắc nghiêm ngặt. Họ phải ăn mặc chỉnh tề, giữ tâm thanh tịnh và kiêng các thực phẩm thuộc tứ linh trước một ngày. Việc bao sái chỉ được thực hiện sau khi đã cúng ông Công ông Táo.
Trong quá trình thực hiện, mọi động tác cần nhẹ nhàng, tránh làm xê dịch bát hương hay các đồ thờ. Đặc biệt không được lau dọn bát hương của gia tiên trước thần linh, thể hiện sự tôn ti trật tự trong tâm linh. Ngoài ra, người thực hiện bao sái bàn thờ cần chuẩn bị các bước như sau:
Chuẩn bị mâm cúng
Một mâm cúng chuẩn cho việc bao sái bàn thờ cần có:
- Xôi và thịt luộc
- Trái cây theo mùa
- Trà và bộ chén
- Rượu
- Nước sạch
- Tiền vàng mã
- Hoa tươi
Rút tỉa chân nhang khi bao sái bàn thờ
Việc rút tỉa chân nhang đòi hỏi sự tỉ mỉ và thành kính, là công đoạn quan trọng trong việc bao sái bàn thờ.
Số lượng chân nhang để lại thường là các con số lẻ như 15, 17, 19 hoặc 25, 27, 29 tùy theo điều kiện và mong muốn của gia chủ. Chân nhang đã rút ra cần được xử lý cẩn thận, có thể hóa tro hoặc vùi vào gốc cây, tuyệt đối không vứt bỏ bừa bãi.
Lựa chọn nước bao sái bàn thờ
Việc lựa chọn nước để bao sái bàn thờ cũng rất quan trọng. Người thực hiện có thể chọn sử dụng 1 trong các loại nước sau:
- Nước ấm sạch
- Rượu gừng có tác dụng sát khuẩn và tạo hương thơm
- Nước ngũ vị hương truyền thống gồm quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn
Tuy nhiên, người thực hiện tuyệt đối không sử dụng nước lạnh, rượu tỏi hay các dung dịch tẩy rửa hóa học để bao sái bàn thờ.
Bao sái bàn thờ là nghi thức tâm linh quan trọng, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam. Dù ai thực hiện cũng được, miễn là giữ được lòng thành kính và thực hiện đúng các nguyên tắc, góp phần gìn giữ không gian thờ tự luôn trang nghiêm, thanh tịnh.
Bao sái bàn thờ Mâm cúng ông Táo Tết Ất Tỵ