Sau tất cả, Apple đã giới thiệu một chiếc kính thực tế ảo tuyệt vời mang tên Apple Vision Pro, cho phép người dùng trải nghiệm một "thế giới mới" cực sống động và tiện ích.
Kính thực tế ảo của Apple có kiểu dáng không khác gì kính trượt tuyết, với khung nhôm và một tấm kính phía trước làm ống kính cho nhiều máy ảnh. Một nút bấm để quay video và một nút xoay để điều chỉnh độ trong suốt của màn hình. Thậm chí, sản phẩm này còn có thêm một màn hình bên ngoài để hiển thị khuôn mặt người đeo, khá thú vị.
Kính sử dụng công nghệ MicroOLED cho 2 màn hình có kích thước nhỏ như tem thư với 23 triệu điểm ảnh. Một ống kính gồm 3 thấu kính cho hình ảnh rõ nét ở mọi góc nhìn và cho phép xem video ở độ phân giải 4K HDR.
Khá bất ngờ khi Apple Vision Pro được trang bị tới 2 con chip, gồm chip M2 khủng nhất của Apple và chip R1 mới. Các chip này xử lý dữ liệu từ 12 máy ảnh, 5 cảm biến (bao gồm cả LiDAR) và 6 micro. Apple nói rằng chip M2 đảm bảo hiệu suất, còn chip R1 giảm độ trễ xuống còn 12ms, mang lại trải nghiệm chân thực nhất.
Vì lý do trọng lượng, sẽ có một viên pin rời được kết nối với kính thông qua dây cáp. Chiếc kính này cũng sẽ sử dụng các chất liệu mềm dẻo để ôm sát khuôn mặt và tích hợp cả tai nghe.
Ngoài ra, người dùng có vấn đề về thị lực có thể sử dụng các thấu kính tùy chỉnh đến từ Zeiss để có một tầm nhìn tốt hơn. Sản phẩm này có khả năng tracking theo ánh mắt, khuôn mặt, tay và giọng nói để điều khiển, vô cùng trực quan.
Hệ điều hành visionOS là tên chính thức của Apple Vision Pro. Qua đó, hệ điều hành này cho phép điều khiển bằng mắt, tay và giọng nói mà không cần tay cầm. Người dùng chỉ cần nhìn vào các biểu tượng và thực hiện các cử chỉ để chọn chúng. Có thể thấy, thao tác tay khi sử dụng Apple Vision Pro rất tiện lợi và dễ dàng. Độ nhạy của cử chỉ tay cũng được kính tiếp nhận nhanh, với độ trễ khá thấp gần như không thể nhận diện được.
Trong các video minh họa, Apple cho thấy người dùng có thể đi lại và làm việc bình thường trong khi đeo kính. Hệ thống EyeSight sẽ hiển thị đôi mắt của người dùng khi phát hiện có người khác ở gần.
Người dùng có thể đặt các ứng dụng 2D lơ lửng xung quanh không gian thực. Các ứng dụng này có thể phản chiếu bóng, ánh sáng trong phòng thật. Công nghệ này thậm chí còn tiệm cận với những hình ảnh chỉ xuất hiện trong phim Iron Man, mỗi khi Tony Stark tiến hành nghiên cứu và cải tiến công nghệ mới.
Khi nhìn vào màn hình MacBook, người dùng sẽ thấy một màn hình Mac 4K lơ lửng trong kính. Từ đó, người dùng có thể nhập liệu bằng bàn phím ảo, giọng nói, bàn di chuột hoặc sử dụng bàn phím vật lý.
Khi xem phim (bao gồm cả phim 3D) trên màn hình lơ lửng, bạn có thể chủ động điều chỉnh hoặc để chế độ tự động để thiết bị làm tối môi trường xung quanh nhằm tránh bị phân tâm hơn. Kính cũng có thể chụp ảnh hoặc video không gian chỉ bằng một nút bấm, mà người dùng có thể xem lại và tái hiện lại cảm giác như thể mình đang sống trong đó.
Thậm chí, Apple Vision Pro cũng khai sinh cho một công nghệ mới, OpticID hay còn gọi là quét móng mắt.
Apple Vision Pro còn có thể tạo ra một hình ảnh nhân ảo của người dùng trong lúc gọi Facetime, bằng công nghệ quét bản đồ mặt 3D. Việc tái tạo này sẽ mang đến hình ảnh khuôn mặt của bạn trực tiếp như đang trò chuyện bình thường, chứ không phải là một "giao diện" đang đeo Apple Vision Pro.
Giá bán của sản phẩm này $3499, con số khá cao.