Apple Glass - thiết bị trong tương lai với màn hình gắn trên đầu có thể tự động lau bụi cản trở tầm nhìn của người đeo. Vậy nó có thể làm gì và cơ chế hoạt động của nó là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Khi bạn đeo kính, bạn cần phải sử dụng một miếng vải để lau nhiều lần và với Apple Glass, bạn có thể vẫn phải làm vậy. Tuy nhiên, một đơn xin cấp bằng sáng chế mới được tiết lộ cho biết Apple đang nghiên cứu để cho thiết bị có thể tự vệ sinh làm sạch chúng.
Bằng sáng chế mới được cấp "Kiểm soát hạt cho thiết bị đeo trên đầu" đã bàn luận về cách một thiết bị có thể tự lau bụi hoặc các mảnh vỡ khác từ cái mà Apple gọi là "mô-đun quang học".
Đơn xin cấp bằng sáng chế cho biết: “Chất lượng hình ảnh do mô-đun quang học cung cấp có thể phụ thuộc vào độ rõ nét của đường quang học giữa nguồn hình ảnh và mắt người dùng.
Ví dụ, các hạt (như bụi, mảnh vỡ, vật thể lạ hoặc các vật khác) dọc theo đường quang học có thể cản trở, làm biến dạng hoặc ảnh hưởng xấu đến tầm nhìn được cung cấp cho người dùng.
Apple còn cho biết: "Đặc biệt, đối với phần tử hiển thị như màn hình có độ phân giải cao, các hạt như vậy nằm trên bề mặt của phần tử hiển thị có thể chặn nhiều pixel hoặc toàn bộ pixel, khiến hình ảnh được truyền đến người dùng bị thay đổi so với dự kiến của nó".
Theo Apple, vấn đề này không chỉ gia tăng trong thời gian thiết bị hoạt động mà nó còn có thể xảy ra ngay cả khi thiết bị được cất bảo quản để ngăn chặn hoặc hạn chế sự xâm nhập của các hạt từ môi trường bên ngoài.
Theo thời gian nhiều thành phần sẽ xuống cấp, xói mòn, ma sát, mài mòn hoặc lão hóa, vì vậy nó sẽ tạo ra các hạt có thể di chuyển và tích tụ trên màn hình của thiết bị.
Apple đã đề xuất nghiên cứu tạo ra thiết bị có thể tự hoạt động để loại bỏ bụi và gom các hạt lại để chúng không cản trở tầm nhìn của người dùng thông qua các yếu tố quang học. Và một cách để đạt được điều này chính là rung lắc.
Đơn xin cấp bằng sáng chế cho biết phần tử hiển thị hoặc phần tử quang học khác có thể được di chuyển theo cách giải phóng các hạt trên bề mặt quan sát của chúng. Mô-đun quang học sẽ gồm một bộ phận gom hạt giúp gom các hạt lại một cách an toàn để chúng nằm ngoài đường quang học.
Vì vậy, Apple Glass có thể rung lắc các hạt bụi và gom chúng lại ở một vị trí an toàn ngoài tầm nhìn của người đeo. Việc rung lắc này có thể được thực hiện tự động khi thiết bị phát hiện ra sự cố hoặc khi người đeo chọn sử dụng thiết bị.
Bằng sáng chế này do năm nhà phát minh nghiên cứu, trong đó có Ivan S. Maric. Trước đây anh ấy đã từng thiết kế cách MacBook Pro có thể áp dụng phong cách HomePod theo cảm biến môi trường của nó. Bạn cảm thấy phát minh lần này tuyệt vời chứ?
MUA IPHONE 13 CHÍNH HÃNG VN/A GIÁ TỐT NHẤT
MUA IPHONE 13 XANH LÁ CHÍNH HÃNG VN/A