Đôi khi, máy tính Mac của bạn có thể khởi động lâu hơn bình thường. Nhưng đừng vì vậy mà hoảng sợ và hãy thử các cách khắc phục dưới đây Một trong những lỗi phổ biến nhất mà người dùng Mac lâu năm có thể gặp phải một hoặc hai lần là màn hình khởi động bị đứng. Lỗi này có thể khiến nhiều người dùng khó chịu, nhất là khi họ đang cần phải làm việc trên máy tính.
Mặc dù nhiều yếu tố có thể gây ra lỗi này, nhưng hầu hết chúng đều là các sự cố phần mềm có thể khắc phục dễ dàng. Vì vậy, bạn đừng nên hoảng sợ và nghĩ rằng máy Mac đắt tiền của mình đã bị hỏng. Thay vào đó là hãy bình tĩnh và thử các cách khắc phục dưới đây:
1. Chờ đợi là hạnh phúc
Nếu không vội, thì bạn nên đợi cho đến khi logo táo biến mất hoàn toàn trên màn hình khởi động. Cũng giống như con người, máy móc cũng già đi nên vì lý do đó chiếc Mac của bạn sau một khoảng thời gian dài sử dụng, chúng sẽ hoạt động chậm lại do các bộ phận bị hao mòn—đặc biệt nếu chiếc Mac sử dụng ổ cứng HDD làm ổ đĩa khởi động. Vì máy tính mất nhiều thời gian hơn để đọc thông tin trên ổ đĩa nên bạn có thể gặp phải tình trạng máy Mac hoạt động hoặc khởi động rất chậm chạp. Do đó, nếu điều kiện cho phép, hãy nâng cấp ổ đĩa HDD lên ổ đĩa SSD vì SSD sẽ giúp cho chiếc máy của bạn hoạt động nhanh hơn.
Logo Apple bật lên khi máy tính của bạn tìm thấy đĩa khởi động, thường theo sau là thanh tiến trình. Nếu máy tính của bạn có thanh tiến trình bên dưới logo Apple khi bị treo, thì có thể đơn giản là nó đang chạy một bản cập nhật. Cập nhật có thể mất một lúc, đôi khi thậm chí vài giờ nên bạn hãy kiên nhẫn đợi chờ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bản cập nhật có thể khiến máy Mac của bạn gặp sự cố khi khởi động. Điều này có thể xảy ra nếu một số ứng dụng hoặc tính năng mới trong bản cập nhật không tương thích với trình điều khiển máy tính của bạn. Nó cũng có thể là một lỗi hoặc một tập lệnh sai lầm trong HĐH mới. Nếu bạn chắc chắn máy Mac của mình bị kẹt, bạn nên sử dụng các phương pháp khác được liệt kê ở đây.
2. Ngắt kết nối thiết bị ngoại vi và thực hiện "Khởi động nóng"
Tất cả các máy Mac đều có một nút nguồn sử dụng phần cứng để cắt điện cho máy Mac của bạn và tắt máy. Tắt máy Mac của bạn bằng phương pháp này có thể hiệu quả nếu bạn gặp các vấn đề cơ bản về phần mềm như lỗi hoặc ứng dụng bị hỏng cản trở quá trình khởi động của máy Mac.
Các thiết bị ngoại vi cũng có thể gây ra sự cố khi khởi động của bạn. Vì vậy, trước khi bạn khởi động lại máy Mac, hãy đảm bảo rằng tất cả chúng đều đã được ngắt kết nối—bao gồm cả chuột, bàn phím và máy in của bên thứ ba.
Sau khi các thiết bị ngoại vi của bạn bị ngắt kết nối, hãy làm theo các hướng dẫn sau để buộc khởi động lại trên máy Mac của bạn:
- Giữ nút Nguồn hoặc nút Touch ID trong 10 giây cho đến khi màn hình tắt.
- Để yên trong ít nhất 15 giây trước khi bật lại bằng cách nhấn nút Nguồn hoặc Touch ID.
3. Khởi động máy Mac của bạn ở Chế độ An toàn (Safe Mode)
Trong macOS, khi khởi động máy ở chế độ toàn thì máy chỉ có các ứng dụng và dịch vụ thiết yếu. Tất cả các ứng dụng của bên thứ ba đều bị ngừng lại và một số bộ nhớ đệm của hệ thống bị xóa, giúp bạn có thể nhận biết được chiếc máy của mình đang gặp phải lỗi gì. Vì vậy, nếu ứng dụng của bên thứ ba đang can thiệp và khiến máy Mac của bạn bị treo ở màn hình khởi động, thì chế độ này chắc chắn là một cách để khắc phục lỗi.
Chế độ an toàn cũng cho phép bạn khắc phục các nguyên nhân tiềm ẩn khác khiến màn hình bị kẹt (giờ đây bạn có thể khởi động vào máy tính của mình). Chẳng hạn, dung lượng thấp có thể khiến máy Mac của bạn bị kẹt khi tải. Nhưng với chế độ an toàn, bạn có thể truy cập các tệp của mình và xóa một số tệp để giải phóng dung lượng trên đĩa.
Đây là cách khởi động máy tính ở chế độ an toàn (áp dụng cho các dòng máy Mac sử dụng chip silicon của Apple)
- Tắt máy Mac của bạn.
- Nhấn và giữ nút Nguồn (hoặc Touch ID) để bật lại—nhưng tiếp tục giữ cho đến khi các tùy chọn khởi động xuất hiện.
- Chọn ổ đĩa bạn muốn khắc phục sự cố, sau đó giữ phím Shift.
- Khi thông báo xuất hiện, hãy nhấp vào Tiếp tục ở Chế độ an toàn.
Đối với máy Mac của Intel, bạn chỉ cần giữ phím Shift trong khi máy tính của bạn đang khởi động để vào chế độ an toàn và đăng nhập cho máy Mac của Intel. Bạn có thể xác nhận rằng bạn đang ở chế độ an toàn từ thanh menu, nơi bạn sẽ thấy Khởi động an toàn (Safe Boot) được viết bằng màu đỏ.
4. Đặt lại PRAM, NVRAM và SMC của máy Mac
PRAM và NVRAM là nơi máy Mac của bạn lưu trữ thông tin quan trọng như độ phân giải màn hình, múi giờ, âm lượng, v.v. Nếu dữ liệu ở đó bị hỏng, máy tính của bạn có thể không khởi động được, khiến máy tính lặp lại trên màn hình logo Apple. Tuy nhiên, có một cách để thiết lập lại nó trên máy Mac của bạn.
Nếu bạn sử dụng máy Mac silicon của Apple, chỉ cần khởi động lại máy tính của bạn là đủ. Các cài đặt này đã bị ẩn đi trên máy Mac M1 và M2 vì chúng không còn cần thiết nữa.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng Intel Mac, bạn phải tắt tính năng này và nhấn tổ hợp phím Command + Option + P + R cho đến khi nghe thấy âm thanh khởi động.
SMC, có nghĩa là Kiểm soát quản lý hệ thống, là một con chip kiểm soát các chức năng cấp thấp nhưng quan trọng như quản lý điện năng và tốc độ quạt. Nếu thông tin ở đây bị hỏng, nó cũng có thể giải thích tại sao máy tính của bạn bị kẹt trên màn hình khởi động.
5. Sửa chữa ổ đĩa Mac của bạn bằng Disk Utility
Disk Utility là một công cụ sẵn có trên MacOS. Bạn có thể dùng nó để sữa chữa những sự cố thường gặp với ổ đĩa của máy. Trên máy Mac silicon của Apple, bạn nên giữ nút Nguồn (hoặc Touch ID) cho đến khi dòng chữ "Loading startup options" xuất hiện, sau đó nhấp vào Options để vào macOS Recovery. Tuy nhiên, bạn phải giữ Command + R trong khi bật nguồn Intel Mac, sau đó khi menu Recovery xuất hiện, hãy nhấp vào Disk Utility.
Bây giờ bạn đang ở trong Disk Utility, bạn phải chọn ổ đĩa chính của mình và chạy First Aid. Giữ phím Control khi bấm vào ổ đĩa bạn muốn sửa chữa và bấm vào Run First Aid. Khi lời nhắc xuất hiện, hãy bấm Run.
Nếu bạn không chắc nên chọn ổ đĩa nào, bạn có thể chọn ổ đĩa có dung lượng thấp nhấp cho đến cao nhất, chạy lệnh First Aid trên từng ổ đĩa. Nếu bạn vẫn không thể khởi động vào máy Mac của mình, thì đừng tuyệt vọng vì 2 cách còn lại có thể sẽ giúp được bạn.
6. Khởi chạy Chẩn đoán của Apple (Apple Diagnostics)
Apple Diagnostics là một công cụ kiểm tra phần cứng của bạn để tìm các sự cố. Bạn có thể chạy công cụ này trên máy Mac silicon của Apple bằng cách nhấn Command + D trong chế độ Recovery mode khi các tùy chọn xuất hiện. Nếu bạn muốn làm điều đó trên Intel Mac, hãy khởi động lại máy Mac của bạn và giữ phím D.
Sau khi chạy chẩn đoán, một bộ mã lỗi có thể xuất hiện. Bạn có thể sử dụng các mã này để tìm giải pháp cụ thể cho các vấn đề được liệt kê.
7. Cài đặt lại macOS
Bạn có thể cài đặt lại macOS mà không bị mất dữ liệu và thiết lập lại máy Mac của mình như một cách khắc phục lỗi cuối cùng. Nếu vẫn thất bại, thì đây có thể là lựa chọn duy nhất của bạn. Vì vậy, khi bạn khởi động máy Mac của mình vào Phục hồi macOS, hãy nhấp vào Cài đặt lại macOS và làm theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn thành bước này.
máy Mac MacBook Mac mini iMac