Bluetooth được sử dụng một cách rộng rãi trong nhiều năm vừa qua, nhưng có ai hiểu rõ hết về công nghệ này cũng như việc phân loại chúng.
Bluetooth là gì? Trước tiên, bạn có thể hiểu cơ bản Bluetooth cung cấp tính linh hoạt tốt hơn, cho tốc độ nhanh và khả năng kết nối rộng mở giữa các thiết bị. Vì vậy, nó được ứng dụng nhiều trong việc kết nối giữa các thiết bị điện tử với nhau.
Vậy Bluetooth là gì?
Bluetooth là tiêu chuẩn cho công nghệ trao đổi không dây trong khoảng cách ngắn giữa các thiết bị điện tử. Nó sử dụng sóng ngắn UHF (Ultra-High Frequency) trong dải tần từ 2.4 đến 2.485GHz. Trong môi trường bình thường có nhiều vật cản, sóng ngắn UHF tần số cao của Bluetooth sẽ cho tín hiệu kết nối tốt hơn nhờ khả năng xuyên vật cản.
Bluetooth có thể hoạt động tốt và bao phủ sóng trong vòng 10 mét. Nó có thể kết nối đồng thời với 8 thiết bị. SIG (Bluetooth Special Interest Group) là cơ quan chủ quản, phát triển và cấp các chứng chỉ liên quan đến Bluetooth.
Thuật ngữ "Bluetooth" được đặt theo tên của vua Đan Mạch là ông Danish Harald Blatand (họ của ông ấy có nghĩa là Bluetooth trong tiếng Anh). Ông là người đã hợp nhất Đan Mạch và Na Uy, tương tự như công nghệ không dây Bluetooth đã hợp nhất hai thiết bị khác nhau.
Các ưu điểm của Bluetooth
Giờ bạn đã biết Bluetooth là gì. Vì vậy, hãy tìm hiểu cách mà Bluetooth đã chứng minh vị trí độc quyền và quan trọng của mình. Từ công nghệ kết nối không dây hiệu quả và thông minh của nó với những ưu điểm sau:
- Độ tương thích cao: Bluetooth khi kích hoạt có thể tự động định vị các thiết bị khác xung quanh (cũng đã bật Bluetooth) và tự động kết nối với chúng.
- Tiêu thụ năng lượng thấp: Về cơ bản, Bluetooth có những giai đoạn hoạt động nhất định. Theo đó, chỉ khi Bluetooth tham gia vào quá trình trao đổi dữ liệu (kể từ khi kết nối với thiết bị khác), nó mới thật sự tiêu hao nhiều năng lượng.
- Dễ dàng phát triển ứng dụng: Bluetooth có thể được sử dụng rộng rãi và ứng dụng dễ dàng cho mọi thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính, laptop, ipad, đồng hồ thông minh,...
- An toàn và bảo mật: Bluetooth hoạt động với các tần số khác nhau và các thiết bị được ghép nối liên tục nhảy giữa các tần số với tốc độ là 100 lần/giây. Vì thế, người ta không thể hack sóng bluetooth.
Các phiên bản nổi bật của Bluetooth
Phiên bản 1.0 (1999): Bluetooth đầu tiên, chuẩn IEEE 802.15.1-2002. Dù được xem là công nghệ tiềm năng nhưng bản bluetooth này còn "thô sơ" không thể truyền tệp tin chất lượng cao.
- Phiên bản 2.0+EDR (2004): Phiên bản này có tốc độ dữ liệu nâng cao, nó được xử lý nhiễu và cải thiện để sử dụng ít năng lượng hơn.
- Phiên bản 3.0+HS (2009): Bản này truyền dữ liệu tốc độ cao, kết nối các thiết bị dễ dàng và truyền dữ liệu qua sóng Wifi.
- Phiên bản 4.0 (2010): Giới thiệu Bluetooth Low Energy công suất thấp, được đặt tên là "Bluetooth Smart".
- Phiên bản 4.2 (2014): Nó được thiết kế cho Internet vạn vật (IoT), tăng kích thước tải trọng của Bluetooth để mang lại lượng dữ liệu nhiều hơn 2,5 lần.
- Phiên bản 5.0 (2016): Chắc bạn đã luôn thắc mắc Bluetooth 5.0 là gì? Một phiên bản mạnh mẽ hơn với thời lượng pin kéo dài, Bluetooth 5.0 đã tăng phạm vi truyền ngoài trời từ 50 lên 240 mét. Những điện thoại thông minh đầu tiên hỗ trợ phiên bản này là Galaxy S8 và iPhone 8, iPhone X.
- Phiên bản 5.1 (2019): Nó cho khả năng kết nối nhanh và bắt sóng chính xác hơn.
- Phiên bản 5.3 (2021): Dạo gần đây, Bluetooth 5.3 là gì cũng là từ khóa phổ biến được nhiều người tìm kiếm. Nó mang đến nhiều nâng cấp gia tăng, phiên bản Bluetooth 5.3 bổ sung tính ổn định, bảo mật và hoạt động hiệu quả hơn.
Ứng dụng của Bluetooth là gì trên các thiết bị?
Những ứng dụng mà bạn có thể bắt gặp liên quan đến kết nối Bluetooth bao gồm: tai nghe, điện thoại, TV thông minh,...
Ngoài ra, hệ thống Bluetooth trong ô tô cũng kết nối điện thoại di động với hệ thống âm thanh trong xe. Điều này giúp bạn dễ dàng thực hiện và nhận cuộc gọi qua hệ thống loa mà không cần sử dụng thiết bị di động.
Máy in có bật Bluetooth cũng có thể nhận các tệp như ảnh và tài liệu văn bản từ bất kỳ thiết bị nào, sau đó in ra dễ dàng.
Webcam được kích hoạt bằng Bluetooth cũng hoạt động như một webcam thông thường mà không cần dây.
Thiết bị GPS hỗ trợ Bluetooth là một thiết bị thiết yếu so với GPS thông thường. Vì nó cho phép bạn trò chuyện qua thiết bị bằng giọng nói. Sau khi thiết bị nhận được lệnh qua giọng nói nó sẽ tìm địa chỉ và cung cấp chỉ đường trên màn hình theo khẩu lệnh.
Bàn phím hỗ trợ Bluetooth hoạt động giống như bàn phím thông thường nhưng tiện lợi hơn khi nó không cần sử dụng dây để kết nối thiết bị với PC.
Cách bật Bluetooth trên các thiết bị
Cách bật Bluetooth trên máy tính
Có rất nhiều cách bật Bluetooth trên máy tính, nhưng đơn giản và nhanh nhất, hãy truy cập vào khung Search trên máy tính > nhập tìm kiếm Bluetooth > chọn Open > bật Mở tại thanh on/off.
Cách bật Bluetooth trên điện thoại
Tương tự máy tính, cũng có rất nhiều cách để bật Bluetooth. Nhưng phương pháp sau đây sẽ giúp bạn truy cập Bluetoooth với dạng đầy đủ thông tin hơn. Vào Cài đặt > search Bluetooth > chọn và bật Bluetooth tại thanh on/off.
Cách khắc phục lỗi PC không kết nối được Bluetooth
- Tắt mọi thứ và thực hiện lại quy trình ghép nối.
- Đảm bảo thiết bị được ghép nối đủ pin.
- Xác minh rằng các thiết bị bạn muốn ghép nối có hỗ trợ Bluetooth.
- Thiết bị hỗ trợ Bluetooth tạo ra tín hiệu truyền trong khoảng cách lên tới 10 mét. Vì vậy hãy đảm bảo phạm vi các thiết bị trong khoảng này.
- Nếu bạn gặp bất kỳ sự cố nào khác, hãy liên hệ với nhà sản xuất.
Bluetooth